2015-11-20

CỨU NGẢI CHỮA HO SAU CÚM

     Hàng năm, thời điểm giao mùa giữa thu và đông là thời điểm nhiều người dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh cúm.

     Những người có khả năng miễn dịch tương đối thấp, sau khi bị cúm, dễ bị ho phản phục. Những người này thường có thể chất hư hàn. Ho thường nhẹ, không dữ dội, nhưng dai dẳng. Có người ho kèm khạc ít đờm loãng, trong; có người ho không có đờm; có người buổi sang ngủ dậy, có cảm giác ngứa họng và ho. Dùng kháng sinh không cải thiện được nhiều, nên nhiều người dùng vài đợt kháng sinh vẫn không dứt ho. Đông Y cho rằng: kháng sinh có tính chất hàn, vì vậy không nên dùng dài ngày cho những người hư hàn. Châm cứu, giác hơi làm ấm các huyệt có tác dụng tương đối tốt.

      Cứu ngải là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao, không có tác dụng phụ lại đơn giản, thích hợp thực hiện ở nhà nhưng cần kiên trì. Sau thời gian điều trị bằng phương pháp cứu ngải, ngoài việc khỏi ho, còn có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường khả năng kháng bệnh.

       Để điều trị ho sau cúm, các huyệt thường dùng là: LIỆT KHUYẾT, XÍCH TRẠCH và PHẾ DU.

       Cách xác định huyệt:

       LIỆT KHUYẾT:
       Vị trí: Ở trên cổ tay phía ngón cái, cạnh ngoài mặt trước đầu xương quay, trên nếp gấp cổ tay 1,5 thốn. 

      Cách xác định huyệt: hai lòng bàn tay hướng xuống dưới, hai hổ khẩu giao nhau. Khi bàn tay phải ở phía trên thì đầu ngón tay trỏ của bàn tay phải sẽ trỏ đúng huyệt Liệt Khuyết của tay trái và ngược lại.



     XÍCH TRẠCH:
     Vị trí: ở nếp gấp trước khuỷu tay, cạnh ngoài gân của cơ nhị đầu cánh tay, gần giữa, về phía xương quay.

Cách lấy huyệt: Ngồi ngay ngắn, cánh tay đưa ngang ra, khuỷu tay hơi gấp, trên khuỷu tay hiện rõ một gân lớn, ở cạnh ngoài gân đó (phía xương quay), có một chỗ lõm, đó là huyệt.



PHẾ DU:
      Dưới gai đốt sống lưng 3 (D3), đo ngang ra 1,5 thốn.



           Cách cứu:
       Để đầu điếu ngải được đốt cháy cách huyệt khoảng 1,5-2 cm. Mỗi huyệt cứu khoảng 3-5 phút. Khi cứu, nếu thấy nóng rát thì đưa điếu ngải qua-lại, lên-xuống, tránh bị bỏng.




       Để làm tăng hiệu quả điều trị, trước khi cứu, nên day các huyệt. Dùng đầu ngón tay cái day các huyệt Liệt Khuyết và Xích Trạch (hai bên), mỗi huyệt day khoảng 30 lần. Gấp ngón tay trỏ, dùng phần mu đốt thứ 2 của ngón trỏ day huyệt phế du khoảng 30 lần; Dùng mặt bụng 2 ngón tay cái miết lên-xuống từ huyệt phế du dọc bờ trong của xương bả vai khoảng 30-50 lần.

     Để làm tăng tác dụng làm ấm phổi, nên hơ ngải cho nóng rát phản chiếu phổi ở bàn tay và bàn chân; Dán Salonpas lên vùng liên bả vai (phóng chiếu của hai rốn phổi, huyệt Phế Du và phía dưới)





         BS LÂM HỮU HÒA
              093 650 9494

2015-07-18

PHÁC ĐỒ TỔNG HỢP ĐIỀU TRỊ SỐT VIRUS

Các bạn thân mến! Tôi tổng hợp và giới thiệu với các bạn các phác đồ điều trị các bệnh virus cấp tính và phương pháp phòng bệnh virus đường hô hấp.

Các phác đồ điều trị này dựa trên Thuyết Diện Chẩn do GS-TS Bùi Quốc Châu phát minh và sáng lập.  

Phương pháp phòng bệnh virus cấp tính đường hô hấp:

Virus đường hô hấp muốn gây được bệnh, trước hết phải bám vào niêm mạc mũi, sau đó xâm nhập vào các tế bào đường hô hấp, sinh sản trong đó và gây bệnh.

Để phòng bệnh, trước khi tiếp xúc với người bệnh, chỉ cần dùng tăm bông nhúng vào dầu thực vật (loại dầu ăn), rồi bôi lên niêm mạc mũi, tạo một lớp màng ngăn, không cho virus tiếp xúc với niêm mạc mũi. Khi ra khỏi vùng bệnh, rửa sạch mũi bằng cách hít nước muối loãng. Rửa mũi bằng nước muối loãng vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng rửa sạch virus tránh tái nhiễm trong khi điều trị.

 Mời các bạn xem video clip của tôi trên Youtube hướng dẫn cách rửa mũi 



Các phác đồ điều trị bệnh virus:  

PHÁC ĐỒ I CỦA L.Y TẠ MINH: TÁC ĐỘNG LÊN 8 VÙNG TRÊN MẶT
Cách tác động: Từ vùng 1 đến vùng 5, dùng cào nhỏ (hoặc dĩa 3 chạc loại dầy, đầu tù) CÀO NHƯ GÃI NHẸ mỗi vùng 30-40 lần. Các vùng 6, 7, 8, dùng đầu dò (hoặc chạc ngoài cùng của dĩa) vạch mỗi vùng 30-40 lần. Cần cào theo thứ tự vùng. Bệnh nhân thường sốt, cào bên phải trước, bên trái sau.  
1) Sống mũi
2) Bờ sau tóc mai
3) Đối bình tai
4) Chân tóc trán
5) Góc trong của mắt
6) Đường cong cánh mũi
7) Đường pháp lệnh hay nếp nhăn mũi-má
8) Đường cong ụ cằm.

Tác động hết 8 vùng là một lượt điều trị. Tác động 4 lượt cách nhau 1 tiếng.
Dùng các phác đồ này cùng với kháng sinh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng.
Ngoài ra, tác động theo các phác đồ này còn có tác dụng tăng sức đề kháng, chỉ có một điểm khác là cào bên trái trước, bên phải sau. Tác động 4 lượt mỗi ngày, 10 ngày là 1 liệu trình. Nghỉ vài ngày giữa 2 liệu trình. Lặp lại vài liệu trình.

Thực tế, tôi cào thứ tự như sau: 1- 2 và 3 phải rồi sang 2 và 3 trái. Từ vùng 4 trở đi, cào như trên.
Mời các bạn xem video clip hướng dẫn cào theo phác đồ I: 




PHÁC ĐỒ TỔNG HỢP CỦA BS LÂM HỮU HÒA 
ĐIỀU TRỊ SỐT VIRUS
MẶT:
1- Cào và vạch toàn bộ Phác đồ I.

BÀN TAY
2- Vạch khe liên ngón 2-3: Hạ sốt
3- Cào mu ngón tay cái phản chiếu (PC) cột sống: Điều chỉnh hệ TKTV
4- Cào điểm ở nếp cổ tay phần mu bàn tay, phía ngón út: PC hệ bạch huyết nửa thân trên.
5- Cào điểm ở nếp cổ tay phần mu bàn tay, phía ngón cái: PC hệ bạch huyết nửa thân dưới.
6- Cào điểm ở khe liên ngón 1-2 gần khớp bàn-ngón cái: PC hệ bạch huyết vùng ngực.



BÀN CHÂN
7- Cào vùng trước trên mắt cá ngoài: PC hệ bạch huyết nửa thân trên.
8- Cào vùng trước trên mắt cá trong: PC hệ bạch huyết nửa thân dưới.
9- Cào khe liên bàn 1-2: PC hệ bạch huyết vùng ngực.




Cào theo tứ tự: cào bên phải trước bên trái sau. Mỗi vị trí cào hoặc vạch 40 lần. Cào hết các vùng ở mặt, tay và chân là 1 lượt điều trị. Cào 4-5 lượt, cách nhau 1 tiếng. Phác đồ tổng hợp này điều trị cho bệnh nhân được điều trị muộn (từ ngày thứ 2 của bệnh trở đi) hoặc sốt cao cho kết quả rất tốt.

Thực tế, tôi cào 1 đường từ điểm 4 sang 5 và cào hết các vùng trên tay phải rồi sang tay trái, cào chân phải rồi sang chân trái.

Gần đây, tôi bổ xung 2 huyệt có tác dụng chống viêm rất tốt: 
1) Huyệt Dịch Môn, ở khe liên ngón út và ngón nhẫn. Khi tác động đến các huyệt ở bàn tay, huyệt này sẽ được tác động đầu tiên (vạch) 

2) Huyệt Chiếu Hải, ở dưới mắt cá trong 1 thốn. Khi tác động đến các huyệt ở bàn chân, huyệt này sẽ được tác động cuối cùng (cào)


          Chúc các bạn khỏe mạnh!

PS: Nếu không có dụng cụ, các bạn lấy móng tay mà cào hoặc dùng đầu ngón tay mà day.
                                                      BS Lâm Hữu Hòa 

                                                         093 650 9494

2015-04-23

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DẦY-THỰC QUẢN



CÁCH ĐIỀU TRỊ
BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DẦY-THỰC QUẢN

   Bệnh trào ngược dạ dầy-thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa, do cơ thắt dưới của thực quản (cơ thắt tâm vị) bị nhão, thắt không chặt. Bình thường, khi chúng ta nuốt, cơ thắt tâm vị sẽ mở ra để cho thức ăn đi qua và vào dạ dầy. Sau đó, cơ thắt tâm vị đóng lại, không cho thức ăn và dịch dạ dầy trào ngược lên thực quản mà chỉ được đi xuống ruột nhờ sự co bóp của dạ dầy. Ở người bị bệnh trào ngược dạ dầy-thực quản, do cơ tâm vị thắt không chặt, dưới sức co bóp của dạ dầy, một ít dịch vị, đôi khi cả thức ăn trào ngược lên thực quản. Một số ít bệnh nhân có hiện tượng thoát vị cơ hoành cùng bệnh trào ngược dạ dầy-thực quản.

   Trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dầy-thực quản hiện nay, thuốc chủ đạo là các nhóm thuốc giảm tiết a-xit của dịch vị. Một số biện pháp cũng được áp dụng:
- Tránh gây tăng áp lực trong dạ dầy, ổ bụng: chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no; tránh thức ăn sinh hơi, ăn xong không nằm ngay, kê cao đầu giường...
- Tránh các thức ăn dễ gây hiện tượng trào ngược
- Tránh các thức ăn được cho là làm nhão cơ thắt tâm vị
- Có thể dùng một số thuốc điều hòa nhu động (sự co bóp) của dạ dầy và thực quản
- Và cuối cùng là phẫu thuật

   Tất cả các phương pháp trên đều là thụ động và không tác động đến cơ thắt tâm vị, chính cái cơ bị yếu và gây nên bệnh.

   Trước khi nói đến phương pháp mà tôi đề nghị chữa bệnh trào ngược dạ dầy-thực quản, chúng ta hãy cùng xem xét cơ chế hoạt động của đai an toàn trong xe ô tô. Khi chúng ta kéo từ từ đai an toàn, thì đai được nới dần ra. Khi chúng ta kéo mạnh, giống như khi xe đang đi trên đường gặp sự cố, khóa đai thắt chặt, không cho đai được nới thêm.

   Phương pháp mà tôi đề nghị chữa bệnh trào ngược dạ dầy-thực quản là: Khi đói, hãy uống một cốc nước to và nằm đầu thấp hơn thân, càng dựng đứng giống động tác “trồng cây chuối” càng tốt. Nước có tác dụng thúc ép cơ thắt tâm vị thắt chặt hơn và phần nào làm cho các bạn yên tâm rằng, nước đã pha loãng dịch vị nên nếu các bạn có sợ dịch vị chảy ra thì đó cũng là dịch vị loãng. Nhưng các bạn cứ thử xem, không bao giờ dịch vị chảy ra trong khi “trồng cây chuối” cả!!!
Nên nằm đầu thấp hơn thân hay “trồng cây chuối” vài phút lại đứng dậy, một lúc sau lại tập tiếp. Làm như vậy, có kết quả tốt hơn là “trồng cây chuối” liên tục 15-20 phút.
    Những người bị b
ệnh trào ngược dạ dầy-thực quản do thoát vị hoành, trong khi nằm dốc đầu, nên thở bằng cơ hoành: hít vào phình bung, thở ra thót bụng. Cách thở này cải thiện trương lực của cơ hoành rất tốt. Những người béo bụng dễ bị trào ngược và thoát vị hoành, cần giảm cân.

     Nếu kết hợp với thở 4-6 càng tốt: Trong khi hít vào, đếm 1-2-3-4; Trong khi nín thở, đếm 1-2-3-4-5-6. 
Trong khi thở ra, đếm 1-2-3-4; Trong khi nín thở, đếm 1-2-3-4-5-6. Đạt được mức mỗi lần đếm là 1 giây thì mỗi nhịp thở là 20 giây; 3 nhịp thở/phút, thì kết quả sẽ tuyệt vời.

Chúc các bạn chóng khỏi bệnh!
                                                                       
                               Bác sỹ Lâm Hữu Hòa
                                     093 650 9494




                
                                                                         

2015-04-16

CHỮA BỆNH VIRUS CẤP TÍNH BẰNG DIỆN CHẨN

CHỮA BỆNH VIRUS CẤP TÍNH
BẰNG DIỆN CHẨN

Các bạn thân mến! Tôi tổng hợp và giới thiệu với các bạn các phác đồ điều trị các bệnh virus cấp tính và phương pháp phòng bệnh virus đường hô hấp.

Các phác đồ điều trị này dựa trên Thuyết Diện Chẩn do GS-TS Bùi Quốc Châu phát minh và sáng lập.  

Phương pháp phòng bệnh virus cấp tính đường hô hấp:

Virus đường hô hấp muốn gây được bệnh, trước hết phải bám vào niêm mạc mũi, sau đó xâm nhập vào các tế bào đường hô hấp, sinh sản trong đó và gây bệnh.

Để phòng bệnh, trước khi tiếp xúc với người bệnh (tức nguồn bệnh), chỉ cần dùng tam pông nhúng vào dầu thực vật (loại dầu ăn), rồi bôi lên niêm mạc mũi, tạo một lớp màng ngăn, không cho virus tiếp xúc với niêm mạc mũi. Khi ra khỏi vùng bệnh, rửa sạch mũi bằng cách hít nước muối loãng. Rửa mũi bằng nước muối loãng vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng rửa sạch virus tránh tái nhiễm trong khi điều trị.


 Mời các bạn xem video clip của tôi trên Youtube hướng dẫn cách rửa mũi 




Các phác đồ điều trị bệnh virus:

Phác đồ I (LY Tạ Minh): tác động lên 8 vùng trên mặt

 






     Cách tác động: Từ vùng 1 đến vùng 5, dùng cào nhỏ (hoặc dĩa 3 chạc loại dầy, đầu tù) CÀO NHƯ GÃI NHẸ mỗi vùng 30-40 lần. Các vùng 6, 7, 8, dùng đầu dò (hoặc chạc ngoài cùng của dĩa) vạch mỗi vùng 30-40 lần. Cần cào theo thứ tự vùng. Bệnh nhân thường sốt, cào bên phải trước, bên trái sau.  
1) Sống mũi
2) Bờ sau tóc mai
3) Đối bình tai
4) Chân tóc trán
5) Góc trong của mắt
6) Đường cong cánh mũi
7) Đường pháp lệnh hay nếp nhăn mũi-má
8) Đường cong ụ cằm.

Tác động hết 8 vùng là một lượt điều trị. Tác động 4 lượt cách nhau 1 tiếng.
Dùng các phác đồ này cùng với kháng sinh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng.
Ngoài ra, tác động theo các phác đồ này còn có tác dụng tăng sức đề kháng, chỉ có một điểm khác là cào bên trái trước, bên phải sau. Tác động 4 lượt mỗi ngày, 10 ngày là 1 liệu trình. Nghỉ 3 ngày giữa 2 liệu trình. Lặp lại vài liệu trình.

Trong khoảng hai năm áp dụng phác đồ I, tôi thấy kết quả rất tốt. Chỉ có điều khó cào trên mặt để chữa cho các cháu nhỏ. Tôi nghĩ đến việc tìm các vùng phản xạ của hệ thống bạch huyết ở trên người và ở chân, tay; rồi dùng cách tác động của Diện chẩn. Nhờ biết “ti toe ba chữ tiếng Tầu-Chỉ đủ đọc sách để hầu bà con”, tôi tìm được các hình của các đồng nghiệp China vẽ vùng phản xạ (theo ngôn ngữ Diện Chẩn, là các vùng phản chiếu) của hệ thống bạch huyết trên chân và tay. Từ đó tôi lập nên phác đồ II và III. Dựa trên kiến thức Y học của bản thân, tôi lập nên phác đồ IV.

Phác đồ II (BS Lâm Hữu Hòa): cào 5 vùng trên bàn chân:  





1) Phản chiếu của cột sống ở mặt trong bàn chân. Là đường tiếp giáp giữa mu và gan bàn chân phía ngón cái. Nên chia hình phản chiếu cột sống làm 4 đoạn, cào từ đoạn gót chân đến đoạn ngón cái. Mỗi đoạn cào 40 lần.
2) 4 khe liên ngón (huyệt bát phong): phản chiếu của hệ bạch huyết vùng đầu, cổ. Mỗi khe vạch 40 cái.
3) Vùng trước-trên mắt cá ngoài: phản chiếu của hệ bạch huyết nửa thân trên
4) Vùng trước-trên mắt cá trong: phản chiếu của hệ bạch huyết nửa thân dưới
5) Vùng gian đốt bàn I-II: phản chiếu của hệ bạch huyết vùng ngực

Dùng cào nhỏ (hoặc dĩa 3 chạc loại dầy, đầu tù) cào mỗi vùng 40 lần. Nên cào theo thứ tự vùng. Bệnh nhân thường sốt, cào bên phải trước, bên trái sau. Cào hết 5 vùng là một lượt điều trị. Cào 4 lượt cách nhau 1 tiếng. Nguyên tắc điều trị này áp dụng cho tất cả các phác đồ.
Nguyên tắc điều trị bệnh virus cấp tính là điều trị càng sớm càng tốt. Lúc bí, không có dụng cụ gì, các bạn lấy móng tay mà cào.


Phác đồ III (BS Lâm Hữu Hòa): tác động lên 5 vùng trên mu bàn tay:

 



                 
1) Phản chiếu cột sống trên mu ngón cái
2) 4 khe liên ngón (huyệt bát tà): phản chiếu của hệ bạch huyết vùng đầu, cổ. Mỗi khe vạch 40 cái.
3) Vùng cổ tay phía ngón út: phản chiếu của hệ bạch huyết nửa thân trên
4) Vùng cổ tay phía ngón cái: phản chiếu của hệ bạch huyết nửa thân dưới
5) Vùng gian đốt bàn I-II, gần khớp bàn ngón I: phản chiếu của hệ bạch huyết vùng ngực


Trong 5 vùng của phác đồ II và III, các vùng 3, 4 và 5 là quan trọng hơn cả. Khi điều trị sớm, tôi chỉ cào 3 vùng này cũng khỏi rất nhanh.


Phác đồ IV (BS Lâm Hữu Hòa): Tác động lên các vị trí phóng chiếu của các hạch bạch huyết

 




1) Vùng quanh tai, dưới hàm và dọc “cần cổ” (tức cơ ức đòn chũm). Nên chia nhỏ thành các vùng: trước tai, chẩm và sau tai, dưới hàm, dọc cơ ức đòn chũm. Mỗi vùng nhỏ cào 40 lần.
2) Vùng nách
3) Nếp bẹn

Nên dùng dầu dừa hoặc dầu vaseline xoa vào các vùng này trước khi cào.



Chúng ta có thể tạo ra các phác đồ kết hợp. Ví dụ: Phác đồ IV + Phác đồ II = Phác đồ 4-2; Tương tự ta có thêm các phác đồ 4-3 và 3-2.
Trong các phác đồ kết hợp, theo tôi, chỉ cần dùng các vùng chính.
Phác đồ 4-2: cơ ức đòn chũm, hố nách, nếp bẹn và các vùng 3, 4, 5 của chân.
Phác đồ 4-3: cơ ức đòn chũm, hố nách, nếp bẹn và các vùng 3, 4, 5 của tay.
Phác đồ 3-2: các vùng 3, 4, 5 của tay và chân.

Mong tin phản hồi của các bạn
   - ĐT: 093 650 9494
   - email: lamhuuhoa@yahoo.com 

                                           Bác sỹ Lâm Hữu Hòa