2015-04-16

CHỮA BỆNH VIRUS CẤP TÍNH BẰNG DIỆN CHẨN

CHỮA BỆNH VIRUS CẤP TÍNH
BẰNG DIỆN CHẨN

Các bạn thân mến! Tôi tổng hợp và giới thiệu với các bạn các phác đồ điều trị các bệnh virus cấp tính và phương pháp phòng bệnh virus đường hô hấp.

Các phác đồ điều trị này dựa trên Thuyết Diện Chẩn do GS-TS Bùi Quốc Châu phát minh và sáng lập.  

Phương pháp phòng bệnh virus cấp tính đường hô hấp:

Virus đường hô hấp muốn gây được bệnh, trước hết phải bám vào niêm mạc mũi, sau đó xâm nhập vào các tế bào đường hô hấp, sinh sản trong đó và gây bệnh.

Để phòng bệnh, trước khi tiếp xúc với người bệnh (tức nguồn bệnh), chỉ cần dùng tam pông nhúng vào dầu thực vật (loại dầu ăn), rồi bôi lên niêm mạc mũi, tạo một lớp màng ngăn, không cho virus tiếp xúc với niêm mạc mũi. Khi ra khỏi vùng bệnh, rửa sạch mũi bằng cách hít nước muối loãng. Rửa mũi bằng nước muối loãng vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng rửa sạch virus tránh tái nhiễm trong khi điều trị.


 Mời các bạn xem video clip của tôi trên Youtube hướng dẫn cách rửa mũi 




Các phác đồ điều trị bệnh virus:

Phác đồ I (LY Tạ Minh): tác động lên 8 vùng trên mặt

 






     Cách tác động: Từ vùng 1 đến vùng 5, dùng cào nhỏ (hoặc dĩa 3 chạc loại dầy, đầu tù) CÀO NHƯ GÃI NHẸ mỗi vùng 30-40 lần. Các vùng 6, 7, 8, dùng đầu dò (hoặc chạc ngoài cùng của dĩa) vạch mỗi vùng 30-40 lần. Cần cào theo thứ tự vùng. Bệnh nhân thường sốt, cào bên phải trước, bên trái sau.  
1) Sống mũi
2) Bờ sau tóc mai
3) Đối bình tai
4) Chân tóc trán
5) Góc trong của mắt
6) Đường cong cánh mũi
7) Đường pháp lệnh hay nếp nhăn mũi-má
8) Đường cong ụ cằm.

Tác động hết 8 vùng là một lượt điều trị. Tác động 4 lượt cách nhau 1 tiếng.
Dùng các phác đồ này cùng với kháng sinh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng.
Ngoài ra, tác động theo các phác đồ này còn có tác dụng tăng sức đề kháng, chỉ có một điểm khác là cào bên trái trước, bên phải sau. Tác động 4 lượt mỗi ngày, 10 ngày là 1 liệu trình. Nghỉ 3 ngày giữa 2 liệu trình. Lặp lại vài liệu trình.

Trong khoảng hai năm áp dụng phác đồ I, tôi thấy kết quả rất tốt. Chỉ có điều khó cào trên mặt để chữa cho các cháu nhỏ. Tôi nghĩ đến việc tìm các vùng phản xạ của hệ thống bạch huyết ở trên người và ở chân, tay; rồi dùng cách tác động của Diện chẩn. Nhờ biết “ti toe ba chữ tiếng Tầu-Chỉ đủ đọc sách để hầu bà con”, tôi tìm được các hình của các đồng nghiệp China vẽ vùng phản xạ (theo ngôn ngữ Diện Chẩn, là các vùng phản chiếu) của hệ thống bạch huyết trên chân và tay. Từ đó tôi lập nên phác đồ II và III. Dựa trên kiến thức Y học của bản thân, tôi lập nên phác đồ IV.

Phác đồ II (BS Lâm Hữu Hòa): cào 5 vùng trên bàn chân:  





1) Phản chiếu của cột sống ở mặt trong bàn chân. Là đường tiếp giáp giữa mu và gan bàn chân phía ngón cái. Nên chia hình phản chiếu cột sống làm 4 đoạn, cào từ đoạn gót chân đến đoạn ngón cái. Mỗi đoạn cào 40 lần.
2) 4 khe liên ngón (huyệt bát phong): phản chiếu của hệ bạch huyết vùng đầu, cổ. Mỗi khe vạch 40 cái.
3) Vùng trước-trên mắt cá ngoài: phản chiếu của hệ bạch huyết nửa thân trên
4) Vùng trước-trên mắt cá trong: phản chiếu của hệ bạch huyết nửa thân dưới
5) Vùng gian đốt bàn I-II: phản chiếu của hệ bạch huyết vùng ngực

Dùng cào nhỏ (hoặc dĩa 3 chạc loại dầy, đầu tù) cào mỗi vùng 40 lần. Nên cào theo thứ tự vùng. Bệnh nhân thường sốt, cào bên phải trước, bên trái sau. Cào hết 5 vùng là một lượt điều trị. Cào 4 lượt cách nhau 1 tiếng. Nguyên tắc điều trị này áp dụng cho tất cả các phác đồ.
Nguyên tắc điều trị bệnh virus cấp tính là điều trị càng sớm càng tốt. Lúc bí, không có dụng cụ gì, các bạn lấy móng tay mà cào.


Phác đồ III (BS Lâm Hữu Hòa): tác động lên 5 vùng trên mu bàn tay:

 



                 
1) Phản chiếu cột sống trên mu ngón cái
2) 4 khe liên ngón (huyệt bát tà): phản chiếu của hệ bạch huyết vùng đầu, cổ. Mỗi khe vạch 40 cái.
3) Vùng cổ tay phía ngón út: phản chiếu của hệ bạch huyết nửa thân trên
4) Vùng cổ tay phía ngón cái: phản chiếu của hệ bạch huyết nửa thân dưới
5) Vùng gian đốt bàn I-II, gần khớp bàn ngón I: phản chiếu của hệ bạch huyết vùng ngực


Trong 5 vùng của phác đồ II và III, các vùng 3, 4 và 5 là quan trọng hơn cả. Khi điều trị sớm, tôi chỉ cào 3 vùng này cũng khỏi rất nhanh.


Phác đồ IV (BS Lâm Hữu Hòa): Tác động lên các vị trí phóng chiếu của các hạch bạch huyết

 




1) Vùng quanh tai, dưới hàm và dọc “cần cổ” (tức cơ ức đòn chũm). Nên chia nhỏ thành các vùng: trước tai, chẩm và sau tai, dưới hàm, dọc cơ ức đòn chũm. Mỗi vùng nhỏ cào 40 lần.
2) Vùng nách
3) Nếp bẹn

Nên dùng dầu dừa hoặc dầu vaseline xoa vào các vùng này trước khi cào.



Chúng ta có thể tạo ra các phác đồ kết hợp. Ví dụ: Phác đồ IV + Phác đồ II = Phác đồ 4-2; Tương tự ta có thêm các phác đồ 4-3 và 3-2.
Trong các phác đồ kết hợp, theo tôi, chỉ cần dùng các vùng chính.
Phác đồ 4-2: cơ ức đòn chũm, hố nách, nếp bẹn và các vùng 3, 4, 5 của chân.
Phác đồ 4-3: cơ ức đòn chũm, hố nách, nếp bẹn và các vùng 3, 4, 5 của tay.
Phác đồ 3-2: các vùng 3, 4, 5 của tay và chân.

Mong tin phản hồi của các bạn
   - ĐT: 093 650 9494
   - email: lamhuuhoa@yahoo.com 

                                           Bác sỹ Lâm Hữu Hòa

Không có nhận xét nào: