2016-12-08

CỨU NGẢI CHỮA HỘI CHỨNG RUỘT BỊ KÍCH THÍCH THỂ TIÊU CHẢY VÀ TIÊU CHẢY MÃN TÍNH

CỨU NGẢI CHỮA HỘI CHỨNG
RUỘT BỊ KÍCH THÍCH THỂ TIÊU CHẢY
VÀ TIÊU CHẢY MÃN TÍNH

Tôi đã ứng dụng những kiến thức về Đông Y và Diện Chẩn vào việc chữa Hội Chứng Ruột Bị Kích Thích Thể Tiêu Chảy (Irritable Bowel Syndrome with diarrhea: IBS-D) và Tiêu chảy mãn tính. Kết quả rất tốt.
Theo thống kê, nữ giới mắc IBS nhiều hơn nam giới; số bệnh nhân mắc IBS-D nhiều hơn các thể khác. Tôi làm tại Phòng Khám Hoàng Long (chuyên về bệnh đường tiêu hóa) vài năm nay và thấy tuyệt đại đa số là bệnh nhân đến Phòng Khám vì lý do tiêu chảy mãn tính.
Theo thuyết Âm-Dương, nữ thuộc âm, nam thuộc dương; Trái đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương. Chúng ta sống “gần đất xa trời” nên nhiễm âm nhiều hơn, nhiều người mang tính hàn. Những người có tính hàn, khi gặp lạnh, ăn thực phẩm hàn (hải sản, bia..) là bị tiêu chảy. Điều này đã giải thích sự khác biệt trong thống kê như trên.
Tôi hiểu rằng, cần dùng nhiệt để chữa bệnh hàn, tức dùng phương pháp cứu ngải. Tôi sưu tầm được khoảng 10 phác đồ cứu ngải để chữa IBS-D của các đồng nghiệp Trung Y. Tất cả các phác đồ đều có dùng các huyệt. Tôi không cứu các huyệt vì các huyệt du cần cứu nằm ở sau lưng, người bệnh không tự cứu được. Tôi chịu ảnh hưởng của Diện Chẩn nên tôi dùng điếu ngải, cứu các vùng và điểm phản xạ trên bàn tay để bệnh nhân có thể tự chữa.

Tôi dùng phương pháp ôn hòa cứu để cứu các điểm và vùng phản xạ trong hình vẽ dưới đây:

Phương pháp ôn hòa cứu: Cầm điếu ngải đã được đốt, phần ngải cháy cách mặt da (điểm phản xạ hay huyệt cần cứu) 1-1,5 cm. Vì lòng bàn tay có da dầy, chịu nhiệt nên có thể để gần như vậy. Khi điểm được cứu có cảm giác nóng rát thì nhấc điếu ngải ra xa. Khi hết cảm giác rát, lại đưa ngải lại gần. Mỗi vị trí, trung bình, cứu 10 phút.
Để tiết kiệm thời gian và ngải, tôi chia các điểm cần cứu thành các nhóm, mỗi nhóm hai điểm gần nhau (trên cùng một ngón) và cứu hai điểm gần nhau gần như “đồng thời”. Ví dụ: Cứu đến khi điểm phản xạ Đại Tràng nóng rát, chuyển sang cứu điểm phản xạ Tiểu Tràng; “Tiểu Tràng” nóng rát, chuyển về cứu “Đại Tràng”… Cứu như vậy chỉ cần 10 phút là cứu được 2 điểm phản xạ.
Phải cứu các điểm phản xạ ở tay trái trước, tay phải sau. Tôi thường cứu theo thứ tự như sau: Tỳ-Tiêu chảy (ở mu bàn tay); Đại Tràng-Tiểu Tràng; Tiêu Chảy-Can; Thận-Mệnh Môn. Nếu đau bụng thì cứu điểm Tràng Vị Thống, nếu không đau bụng thì bỏ qua. Tổng thời gian cứu từ 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi. Nếu cứu thêm cả huyệt Thần Khuyết (Rốn) thì càng tốt. Mỗi ngày cứu một lần. Cứu liên tục 10-15 ngày là một liệu trình. Nghỉ giữa các liệu trình 2-3 ngày.
Sau khi cứu được khoảng 7-10 ngày, do phản ứng quá mức của cơ thể, có thể không đi ngoài 2-4 ngày. Những ngày này có thể ngừng cứu. Sau khi đi đại tiện được thì lại tiếp tục cứu.
Tùy mức độ bệnh nặng-nhẹ, thời gian bị bệnh và sự đáp ứng của cơ thể mà quyết định số liệu trình (thời gian điều trị).
Ngoài ra, các bạn cần lựa chọn thức ăn theo phân loại âm dương để đạt kết quả điều trị tốt hơn và duy trì kết quả.


                BS LÂM HỮU HÒA 
                     093 650 9494

Không có nhận xét nào: