I)
CHỈ
ĐỊNH CỨU NGẢI:
Chỉ định cứu ngải rất rộng, dựa trên tác dụng có thể quy nạp vào mấy điểm
sau:
1)
Các bệnh do hàn ngưng, huyết trệ, tắc nghẽn
kinh lạc; như liệt do phong hàn thấp, thống kinh, bế kinh, đau bụng do lạnh
v.v.
2)
Ngoại cảm phong hàn biểu chứng cùng trung tiêu
hư hàn: nôn, đau bụng, tiêu chảy v.v.
3)
Các
chứng do tỳ-thận dương hư, suy giảm nguyên khí: tiêu chảy mãn tính, lỵ mãn
tính, đái dầm, di tinh, liệt dương, tảo tiết (xuất tinh sớm) v.v.
4)
Khí
suy, sa các cơ quan nội tạng: sa dạ dầy, thận, tử cung, trực tràng (thoát
giang), chảy máu tử cung kéo dài v.v.
5)
Bệnh
ngoại khoa: mụn nhọt giai đoạn đầu chưa hóa mủ (có tác dụng tiêu ứ, tán kết; thải
độc tả nhiệt. Nếu mụn nhọt đã vỡ, cứu ngải có tác dụng làm chóng đầy và liền miệng
vết thương), bệnh tràng nhạc; các chứng đau v.v.
6)
Các
chứng bệnh do khí nghịch thượng xung (khắc): khí chi dưới nghịch xung (khắc)
tâm, can dương vượng có thể cứu huyệt Dũng Tuyền để điều lý.
7)
Phòng
bệnh giữ sức khỏe.
8)
Ban
nhạt mầu, làm mọc tóc.
II)
CHỐNG
CHỈ ĐỊNH CỨU NGẢI:
Mặc dù từ cổ tới nay, rất nhiều người dùng
phương pháp cứu ngải; cứu ngải giản đơn và an toàn, nhưng khi ứng dụng vẫn có
những điểm cần chú ý.
Cấm
kỵ về huyệt vị:
Trong cổ tịch có ghi tổng cộng 47 huyệt
vị cấm cứu, các huyệt này đại đa số ở trên mặt, gần các cơ quan quan trọng hay
nằm trên các mạch máu, gân, da và cơ mỏng. Vì vậy, dùng trụ ngải cứu trực tiếp
dễ gây tổn thương để lại các hậu quả xấu. Ví dụ: để lại sẹo trên mặt, tổn
thương ăn lan vào mạch máu. Một số huyệt ở tay và chân như Trung xung, Thiếu
sang, Ẩn bạch, nếu cứu trực tiếp sẽ rất đau và dễ gây tổn thương.
Hiện nay, châm cứu lâm sàng cho rằng:
Nhờ những tiến bộ của Y học hiện đại (thông qua giải phẫu học, mọi người hiểu
biết rõ hơn cấu tạo cơ thể người) và những cải tiến trong cứu ngải, HẦU HẾT NHỮNG
HUYỆT VỊ MÀ CỔ NHÂN GHI CHÚ LÀ CẤM CỨU THÌ ĐỀU CÓ THỂ TIẾN HÀNH ÔN HÒA CỨU (HAY
CỨU ẤM). Ôn hòa cứu vừa không gây tổn thương vừa phát huy tác dụng chữa bệnh của
phương cứu có từ lâu đời.
Cấm
kỵ về chứng bệnh:
1)
Các
chứng thực nhiệt hoặc chứng nhiệt do âm hư, như: sốt cao đến mức hôn mê, huyết áp
cao đến mức nguy hiểm, lao phổi giai đoạn muộn, ho ra máu lượng lớn, thiếu máu
nghiêm trọng, bệnh truyền nhiễm giai đoạn cấp.
2)
Bệnh
tim thực thể có suy tim; bệnh tâm thần phân liệt.
3)
Phụ
nữ có thai hoặc hành kinh thì không cứu những huyệt vùng bụng, thắt lưng và dưới
thắt lưng; không cứu núm vú, âm hộ.
Cấm
kỵ tạm thời:
Không cứu lúc người bệnh quá đói, quá
no; sau khi uống rượu; rất khát nước, người ra mồ hôi nhiều; người trong tình
trạng kích động, quá mệt.
Người biên dịch: BS Lâm Hữu Hòa
(903 650 9494)
1 nhận xét:
- Cảm ơn BS đã có công dịch và up bài cho anh, chị, em và quần chúng đọc dễ hiểu, thêm kinh nghiệm quý trong điều trị Đông y
Đăng nhận xét