2019-08-17

NGÀY NGÀY DAU ẤN HUYỆT, NHIỀU NĂM KHÔNG BỊ HEN


Trong giới Đông Y có câu: “Da liễu sợ trị ngứa, Nội khoa sợ trị hen”. Câu nói ấy có ý là ngứa và HPQ rất khó chữa, dễ tái phát. Chẳng qua, các bênh lý này thường được điều trị bằng thuốc đưa từ ngoài vào cơ thể; nếu chúng ta dùng thuốc do chính cơ thể chúng ta sinh ra thì sẽ khác.
Trên gan bàn tay và bàn chân có các khu phản xạ của phổi và phế quản. Trên gan bàn tay có điểm Chỉ (làm ngừng) Xuyễn. Trên gan bàn chân cũng có điểm tương ứng. Trong khu phản xạ của phổi và phế quản chúng ta có thể tìm thấy các điểm đặc biệt (đau hơn, cứng hơn… những điểm khác) được gọi là sinh huyệt. Nếu bị HPQ nhẹ, ấn day điểm Chỉ Xuyễn và sinh huyệt (nếu có) ở hai tay và hai chân là đủ, nói chung chỉ vài phút là có thể thấy hiệu quả!



Nếu bị HPQ nặng thì cần ấn day thêm các điểm (huyệt) khác: điểm phế, điểm phế quản; điểm chỉ xuyễn, điểm chỉ khái-xuyễn; điểm trán, đỉnh đầu, thái dương và chẩm ở cả tay và chân.
Day ấn như vậy, chúng ta đã tác động lên toàn bộ não, qua đó điều chỉnh khí dương của toàn bộ cơ thể và công năng của lục phủ, ngũ tạng. Nguyên nhân gây ho và HPQ rất phức tạp. Đầu là nơi hội tụ của khí dương; các phân khu của não phụ trách các tạng phủ khác nhau. Tác động lên não để não “lập lại kỷ cương” điều tiết sự hoạt động của các tạng, phủ, gọi là điều hành từ trên xuống. Sau đó, tác động lên các điểm chỉ khái-xuyễn, điểm xuyễn, điểm phế quản, điểm phế để điều hòa hệ thống hô hấp, gọi là nội ứng ngoại hợp.
Nếu bị HPQ mãn tính thì càng phức tạp hơn, cần tác động thêm các huyệt ở tai. Ấn các điểm huyệt bình xuyễn; điểm xuyễn và điểm phế là chủ yếu; thêm các điểm thần môn, giao cảm, tuyến thượng thận, nội tiết, chẩm; ngoài ra nên xoa bóp toàn bộ cột sống.
Có một bệnh tương đối nghiêm trọng là khí phế thũng. Phổi giãn to, ép tim có thể gây tử vong. Với bệnh này, cần dùng đồng thời các huyệt ở tay, chân và tai. Ở tai, các huyệt phế và phế quản là chủ yếu; thêm các huyệt thần môn, giao cảm, tuyến thượng thận, tỳ, bình xuyễn, chẩm. Ngoài ra, cần ấn day các huyệt khúc trì, xích trạch. Ở khuỷu tay, có thể tìm thấy sinh huyệt. Day ấn điểm này có tác dụng đặc hiệu điều hòa và điều trị bệnh này.
Tôi đã gặp một vị trung niên bị khí phế thũng. Anh ta từ địa phương khác đến Bắc Kinh điều trị. Tôi cắt thuốc cho anh ấy điều trị được một thời gian, bệnh chuyển biến tốt nhưng chưa khỏi hẳn, vẫn cần tái khám và cắt thuốc nữa. Vì lý do kinh tế, bệnh nhân không thể ở Bác Kinh lâu dài. Tôi cắt thuốc cho bệnh nhân dài ngày hơn và hướng dẫn tìm sinh huyệt ở mặt, tay, chân và tai. Day ấn sinh huyệt trên mặt 2 lần/ngày; Day ấn sinh huyệt trên tay và chân mỗi huyệt 10 phút/ngày; Day ấn sinh huyệt ở tai 8 phút, day ấn huyệt phế và phế quản ở tai mỗi huyệt 15 phút.
Bệnh nhân về nhà, vừa uống thuốc, vừa kiên trì day ấn các sinh huyệt và các huyệt. Nửa năm sau, bệnh nhân gọi điện cho tôi báo tin vui: anh ta đến bệnh viện kiểm tra, chức năng hô hấp đã bình thường hoàn toàn.
Nói chuyện qua điện thoại, tôi nghe giọng anh ta hào sảng, khác hẳn so với lúc trước khi điều trị. Nghe giọng nó iấy, tôi biết phổi của anh ta rất khỏe. Bệnh nhân và thầy thuốc đều vui.

                                                               BS LÂM HỮU HÒA lược dịch.

Không có nhận xét nào: