AN CUNG NGƯU
HOÀNG HOÀN CHỈ TRỊ CHỨNG
TRÚNG PHONG DƯƠNG BẾ
Tác
giả: Dương Tương Quốc (杨相国)
Tôi làm lâm sàng Trung Y mấy chục năm,
phát hiện thấy khá nhiều bệnh nhân trúng phong (tai biến mạch máu não-chú thích
của người dịch, BS Lâm Hữu Hòa) lạm dụng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (ACNHH). Kết
quả là chỉ có bệnh nhân trúng phong DƯƠNG BẾ chứng mới có công hiệu, còn bệnh
nhân trúng phong ÂM BẾ chứng, trúng phong THOÁT chứng, trúng phong KINH LẠC và
DI CHỨNG hậu trúng phong thì hầu như hay không có công hiệu, thậm chí còn làm bệnh
tình nghiêm trọng hơn hoặc nguy hiểm tới sinh mạng.
NGƯU HOÀNG trong ACNHH có tác dụng thanh
tâm giải độc, thanh nhiệt trừ phong, thông đàm khai khiếu; SỪNG TÊ có tác dụng
định kinh (an thần), lương huyết giải độc (ngày nay vì luật cấm dùng sừng tê
nên dược liệu này được thay bằng sừng trâu nước- chú thích của người dịch, BS
Lâm Hữu Hòa); XẠ HƯƠNG có khả năng khai khiếu tỉnh thần, thông bế cường tâm;
BĂNG PHIẾN tạo hương thơm khai khiếu, thanh nhiệt chỉ thống; UẤT KIM tạo hương
thơm trừ uế; HOÀNG LIÊN, HOÀNG CẦM, CHI TỬ có khả năng thanh nhiệt trừ phiền,
tiêu hỏa giải độc; HÙNG HOÀNG có khả năng thông đàm giải độc; CHÂU SA, TRÂN
CHÂU, VÀNG LÁ có khả năng an thần chấn kinh. Các dược liệu kể trên được phối hợp
trong ACNHH có công hiệu đặc thù độc nhất đối với trúng phong DƯƠNG BẾ chứng.
Nhưng trúng phong Trung Y phân thành hai
loại: Trúng phong KINH LẠC và trúng phong TẠNG PHỦ. Nói chung, bệnh nhân trúng
phong kinh lạc không thay đổi thần chí (tỉnh táo), tức bệnh nhẹ; bệnh nhân
trúng phong tạng phủ có thần chí không tinh (nói sảng), tức bệnh nặng. Trúng
phong tạng phủ lại chia thành hai loại: Trúng phong BẾ CHỨNG và trúng phong
THOÁT CHỨNG. Trúng phong BẾ CHỨNG lại chia ra: Trúng phong DƯƠNG BẾ CHỨNG và
trúng phong ÂM BẾ CHỨNG. Những bệnh nhân trúng phong tạng phủ đều có triệu chứng
đột nhiên hôn mê, bất tỉnh nhân sự, miệng ngậm hàm cắn chặt, hai tay nắm chặt cứng,
bí đại tiểu tiện, chi thân co giật. Nhưng dương bế chứng còn có sắc mặt đỏ,
thân thể nóng, hơi thở thô, tứ chi động bất an, tâm phiền miệng hôi, chất lưỡi
đỏ, rêu lưỡi vàng trơn, mạch huyền hoạt và nhanh v.v. Còn âm bế chứng có thêm sắc
mặt trắng môi tím, nằm yên bất động, tứ chi không ấm, đàm dãi tăng tiết, rêu lưỡi
trắng trơn, mạch trầm hoạt và chậm. Còn bệnh nhân trúng phong thoát chứng thì đột
nhiên hôn mê, bất tỉnh nhân sự, mắt nhắm miệng mở, thở yếu nhưng ồn (phát thành
tiếng khi thở qua mũi), tay buông chi lạnh, mồ hôi ra không ngừng, đại tiểu tiện
không tự chủ, chi liệt mềm, lưỡi liệt, mạch nhỏ yếu hoặc không bắt được. Đến mức
chi lạnh mồ hôi ra rất nhiều, đờm dãi ra nhiều, mạch phù đại vô căn hoặc mạch
nhỏ yếu không bắt được là thoát chứng nguy hiểm.
ACNHH là thuốc cấp cứu của Trung Y. Đối
với trúng phong, ACNHH chỉ dùng điều trị TRÚNG PHONG DƯƠNG BẾ CHỨNG.
Ngoài trúng phong dương bế chứng ra,
ACNHH còn được dùng trong các chứng nhiệt bế khác. Ví dụ: viêm não Nhật Bản,
viêm màng não dịch tễ, bệnh lị nhiễm độc, urê huyết cao, hôn mê gan v.v.
Người dịch: BS Lâm Hữu Hòa.
093 650 9494
093 650 9494
1 nhận xét:
Bài thuốc an cung trúc hoàn các bạn cũng có thể tham khảo tại website: thuocdongygiatruyen.com.vn
Đăng nhận xét