2016-03-08

BÁO CÁO KẾT QUẢ MỘT TRƯỜNG HỢP BASEDOW ĐIỀU TRỊ BẰNG CỨU NGẢI


Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị Basedow: Nội khoa (uống thuốc), Ngoại khoa (phẫu thuật) và xạ trị. Điều trị bằng thuốc, tỷ lệ thành công không cao, thời gian uống thuốc trung bình từ 12-18 tháng. Khả năng thành công trong điều trị bằng cách cắt bỏ bán phần truyến giáp phụ thuốc rất nhiều vào tay nghề của BS phẫu thuật và cũng giống với xạ trị, tỷ lệ chuyển thành suy giáp rất cao và tăng theo thời gian.

Tôi biết có bạn đã điều trị thành công Basedow bằng Diện Chẩn. Tôi đọc được nhiều bài viết về điều trị Basedow bằng cứu ngải, nay mới có cơ duyên để áp dụng. Tôi xin chia sẻ cùng các bạn!

Bệnh nhân TTHT, nữ, 30 tuổi, nhân viên của Phòng Khám Hoàng Long, Hà Nội. Phòng Khám Hoàng Long cũng là nơi tôi, BS Lâm Hữu Hòa, đang làm việc.

   Cuối năm 2015, sau khi sinh con thứ hai được 3 tháng, T thấy chóng mệt khi gắng sức, người không có cảm giác lạnh như người khác, dù trời lạnh. Có BS ở PK phát hiện T có bướu cổ nên khuyên đi làm XN.


KQ XN hormone làm ngày 10/12/2015: T3 3,87nmol/L (chỉ số bình thường: 0,92-2,79nmol/L); FT4 43,88pmol/L (11-23pmol/); TSH 0,009µU/L (0,35-5,5 µU/L).

KQ siêu âm tuyến giáp ngày 10/12/2015: Thùy phải và trái tuyến giáp tăng nhẹ kích thước, nhu mô không đều, không có khối bất thường. Trên siêu âm Doppler màu nhu mô tuyến tưới máu đều; Vùng eo tuyến giáp có vài nốt giảm âm, bờ đều, ranh giới rõ, kích thước 6,3x2,9mm. Kết luận: Hình ảnh nhân vùng eo tuyến giáp. Đây là kết quả của BS siêu âm sau khi nghe T nói là đi kiểm tra sức khỏe.

Khám lâm sàng, ngoài bướu cổ độ I, không có tiếng thổi, chỉ có chóng mệt khi gắng sức, người không có cảm giác lạnh như người khác, dù trời lạnh còn hầu như không có triệu chứng cường giáp rõ rệt: không có lồi mắt, không có hiện tượng co cơ mi; tay không ẩm, không run; không sút cân; nhịp tim lúc nghỉ không nhanh, 72-76 nhịp/phút.

Căn cứ vào lâm sàng, siêu âm và nhất là XN hormone, tôi chẩn đoán T bị cường giáp (Basedow). Vì T đang cho con bú nên tôi khuyên điều trị bằng phương pháp cứu ngải và tiếp tục cho con bú.

Tôi dùng phương pháp ôn hòa cứu, cứu cách gừng các huyệt: Đại chùy, Phế Du và Phong trì. Mỗi huyệt cứu khoảng 10 phút. Mỗi ngày điều trị 1 lần. 10 ngày là 1 liệu trình. Nghỉ 2 ngày giữa các liệu trình.
  


KQ XN sau khoảng 1 tháng điều trị, làm ngày 13/01/2016: FT4 35,47pmol/L. TSH 0,006µU/L. Thật ra, không cần làm TSH ở thời điểm này vì tôi biết TSH thay đổi chậm hơn nhiều so với FT4. Nhưng vì áp dụng phương pháp “lạ”, tôi muốn theo dõi nên vẫn cho làm. Tôi nhận định là kết quả điều trị tốt. Tôi khuyên T tiếp tục điều trị như trước.

Sau 2 tháng điều trị, T không còn thấy mệt khi gắng sức và đã có cảm giác lạnh như mọi người.

KQ XN sau khoảng 3 tháng điều trị, làm ngày 05/03/2016: FT4 11,23 pmol/L; TSH 3,14 µU/L.

KQ siêu âm tuyến giáp, ngày 08/03/2016: Thùy phải và trái tuyến giáp kích thước bình thường, nhu mô tuyến giảm âm không đều, không có khối bất thường. Trên siêu âm Doppler màu nhu mô tuyến tăng tưới máu đều; Vùng eo tuyến sát thùy trái có nốt giảm âm, bờ đều, ranh giới rõ, đường kính 3,1mm. Kết luận: Hình ảnh theo dõi Basedow, nhân vùng eo tuyến giáp. Đây là kết quả của BS siêu âm sau khi nghe T nói là đi kiểm tra sau 3 tháng điều trị Basedow.

Như vậy, sau 3 tháng điều trị, các chỉ số cơ bản để chẩn đoán và điều trị Basedow đều nằm trong giới hạn bình thường.

Từ nay, T sẽ được chuyển sang giai đoạn điều trị củng cố: Cứu ngải cách ngày. Sau 1 tháng nữa, nếu nồng độ FT4 và TSH vẫn trong giới hạn bình thường thì chuyển sang điều trị duy trì: cứu ngải 1-2 lần/tuần.

Đây là trường hợp đầu tiên tôi điều trị Basedow bằng phương pháp cứu ngải, vì vậy tôi cho rằng thời gian điều trị nên tương đương thời gian uống thuốc.

Viết thêm sau 1 năm theo dõi

T điều trị theo phác đồ trên được 6 tháng thì kết thúc vì thấy tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường.

Tháng 9/2016, Kết quả xét nghiệm T3, FT4 và TSH đều trong giới hạn bình thường.


Cuối tháng 12/2016, tức là 1 năm sau tính từ khi bắt đầu điều trị, kết quả xét nghiệm như sau:


T3: 1,61                FT4: 18,5                TSH: 2,24



Ngày làm XN
FT4
(11-23 pmol/)
TSH
(0,35-5,5 µU/L)
10/12/2015
43,88
0,009
13/01/2016
35,47
0,006
05/03/2016
11,23
3,14
09/2016
Kết quả xét nghiệm T3, FT4 và TSH đều trong giới hạn bình thường.
Cuối 12/2016
18,5
2,24


                                                     BS Lâm Hữu Hòa.
                                                         093 650 9494

Để so sánh một cách khách quan các phương pháp điều trị Basedow, mời các bạn đọc ba tài liệu có link dưới đây. Tôi xin chép lại các đoạn chính:

“Thời gian điều trị (Nội khoa) thường khá dài, từ 6-18 tháng, nếu điều trị càng lâu tỷ lệ tái phát càng thấp. Ðiều trị nội khoa đem lại một số ích lợi cho bệnh nhân như: ít biến chứng, không phải trải qua một cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những điểm bất lợi như tỷ lệ tái phát cao (lên đến 75%), bệnh nhân bị một số biến chứng của việc dùng thuốc kháng giáp tổng hợp lâu dài và nhất là việc tồn tại của bướu giáp (gây mất thẩm mỹ và là nguyên nhân chính khiến nhiều BN phải đi điều trị).”

“Điều trị Basedow bằng phẫu thuật: Suy giáp 20-30% trường hợp. Tái phát khoảng 15% trường hợp.”

“I-131 thường phát huy hiệu quả điều trị từ 6-8 tuần sau khi uống thuốc. Vì vậy nên đánh giá kết quả điều trị sau 3-4 tháng. Theo nhiều thống kê cho thấy có tới hơn 85 % bệnh nhân hết các triệu chứng cường giáp sau 3-5 tháng nhận liều điều trị bằng I-131. Số lần điều trị trung bình cho mỗi bệnh nhân là khoảng 6,2 ±1,1 lần.”
PGS.TS. Mai Trọng Khoa
Trưởng Khoa Y học hạt nhân và Điều trị ung bướu - BV Bạch Mai
Phó Trưởng Bộ môn Y học hạt nhân - Đại học Y Hà Nội


Không có nhận xét nào: