DÙNG CỨU NGẢI CHỮA
BƯỚU GIÁP NHÂN
Rất
nhiều người hỏi về việc dùng cứu ngải để chữa bướu giáp nhân (BGN) có tác dụng
không. Câu trả lời của tôi là nhất định có tác dụng. Nhưng cũng cần phải xem bản
chất của nhân tuyến giáp của mỗi bệnh nhân cụ thể là thuộc loại nào. Có người
sau khi cứu, nhân tuyến giáp tiêu đi hoặc nhỏ lại. Nhưng cũng có người sau một
thười gian cứu ngải rất dài cũng chẳng thấy hiệu quả rõ ràng. Vì vậy, tôi nhấn
mạnh rằng, cứu ngải không phải là phương pháp vạn năng! Tỷ lệ điều trị khỏi của
phương pháp này không phải là 100%. Hy vọng rằng, những bạn (trên mạng) tham
gia cứu ngải hãy chuẩn bị tốt tâm lý, đừng có kỳ vọng quá cao vào phương pháp
này.
BGN
là một loại bệnh rất thường gặp, nhất là ở phụ nữ trung niên. Trên lâm sàng, có
nhiều chủng loại BGN. Ví như: tổ chức tuyến giáp biến đổi có tính chất thoái
hóa, viêm (vô khuẩn), tự miễn dịch và tân sinh v.v…đều có thể biểu hiện bằng
BGN. BGN có thể là đơn nhân, có thể là đa nhân. BG đa nhân chiếm tỷ lệ cao hơn
đơn nhân, nhưng tỷ lệ biến thành ác tính của BG đơn nhân cao hơn BG đa nhân.
BGN
dùng để chỉ hiện tượng có một hoặc vài khối tổ chức trong nhu mô tuyến giáp, do
nhiều nguyên nhân gây ra, Khi bệnh nhân nuốt, các nhân này cũng chạy lên xuống
theo tuyến giáp.
Dựa
vào lâm sàng và tổ chức học, có thể phân thành: nang máu (u máu), nang keo,
nhân đặc, nhân hốn hợp, nhân có tính chất viêm…
Dùng
cứu ngải như thế nào để điều trị BGN?
Sau
hơn 40 năm dùng cứu ngải để chữa bệnh, tôi thấy tỷ lệ hết viêm, hết các u lành
tính là rất cao. Cứu ngải có thể điều trị u xơ tử cung, viêm hố chậu nhỏ tích dịch,
u nang buông trứng và đối với bệnh lý u (lành tính) các loại khác cũng có tác dụng
điều trị khỏi ở mức tương tự. Tôi nghĩ, điều hết sức cần thiết là phải kiên
trì. Hơn nữa, điều trị u nang có tỷ lệ khỏi rất cao; vì vậy, cứu ngải điều trị u
máu, nang keo, nhân viêm kết quả cũng không tồi.
Chọn
huyệt để điều trị: Cứu ngải Á thị huyệt là bắt buộc, có tác dụng tác động trực
tiếp vào nơi bị bệnh, làm nhân thu nhỏ lại. Nếu nhân nhỏ hơn 1,5 cm thì có thể
chỉ theo dõi, nếu nhân lớn hơn 1,5 cm thì nên nghĩ đến việc điều trị. Nếu trong
khi điều trị, phát hiện nhân to lên nhanh thì phải đến ngay BV để kiểm tra. Bởi
vì có một tỷ lệ nhỏ nhân tuyến giáp là ác tính, chúng ta không đủ khả năng tự
phán đoán.
Ở chỗ này, tôi
(BS Lâm Hữu Hòa) xin nói thêm: Trước khi điều trị, người điều trị bắt buộc phải
xác định được bướu giáp có hoạt động hay không; chức năng tuyến giáp cường hay
suy hay bình giáp; nhân tuyến giáp là lành tính hay ác tính… bằng cách làm các
xét nghiệm cần thiết, nhất là chẩn đoán tế bào học. Chỉ khi xác định BGN bình
giáp, lành tính thì mới tiến hành điều trị bằng phương pháp cứu ngải.
Ngoài
Á thị huyệt, cần cứu các huyệt: Trung Quản, Thần Khuyết, Quan Nguyên, Túc Tam
Lý, Mệnh Môn. Mỗi ngày có thể chọn vài huyệt để cứu luân phiên, nhưng Á Thị Huyệt
(nơi tổn thương, tức nhân tuyến giáp) thì phải cứu hàng ngày. Đồng thời nên
khai thông kinh Can-Đởm: cứu các huyệt Chương Môn, Thái Xung, Can Du, Dương
lăng tuyền; cũng có thể mỗi ngày chọn vài huyệt để cứu luân phiên.
Đông
Y cho rằng, thận âm bất túc, thủy bất hàm mộc (nước không thấm để nuôi cây), can
âm thất liễm. Trên cơ sở đó, tình chí thất điều bất phục, tinh thần thương tổn.
Dược điển cổ đại quy BGN vào phạm trù “Bướu cổ” và cho rằng: “những người bị bướu
cổ là do lo buồn, oán giận, khí kết mà sinh ra bướu cổ”.
Đông
Y cũng sớm nhận thức được rằng yếu tố tình chí và tinh thần có ảnh hưởng tới việc
phát sinh bướu cổ. Tình chí uất ức, can bất thông tiết, khí uất hóa hỏa. Nếu thể
chất mà là can, thận âm hư nhược (âm hư
sinh nội nhiệt) sẽ càng dễ luyện dịch thành đàm làm nghẽn tắc kinh lạc, kết
lại vùng dưới cổ tạo thành bướu.
Người
dịch: BS Lâm Hữu Hòa.
093 650 9494
093 650 9494
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét