TÔI ĐÃ 3 LẦN TỰ CHỮA
KHỎI CAO HUYẾT ÁP “VÔ CĂN”
Tôi là một bác sỹ Tây Y. Tôi được dậy rằng, khoảng 95% người cao HA là “vô căn”, nghĩa là thầy thuốc không tìm thấy nguyên nhân. Chính vì không tìm thấy nguyên nhân nên điều trị cao HA “vô căn” rất khó. May thay, tôi lại không tin điều này. 3 lần tôi bị cao HA, tôi đều mầy mò tìm ra nguyên nhân và điều trị khỏi.
Những năm 1980-1985, tôi học Nội trú Nội khoa rồi ra làm việc. Công việc học, trực và khám bệnh cho gần 100 bệnh nhân mỗi ngày quá căng thẳng làm cho tôi bị cao HA. Tôi chọn giải pháp “tiêu cực” là tránh đối đầu. Tôi đi học và HA trở về bình thường.
Cách đây khoảng 5-6 năm, tôi được cho 1,5 lít rượu ngâm cây lược vàng. Mỗi ngày, tôi uống một ít. Khoảng 1 tháng sau, chưa hết chai rượu, nhưng tôi có cảm giác đau đầu. Đo HA, nhiều lần ở mức 140/90 mm Hg. Tôi không uống rượu nữa và HA lại trở về bình thường.
Từ tháng 6-2019 đến 2-2020, tôi bị cao HA lần thứ 3. HA thường xuyên ở mức 150-160/80-90 mm Hg. Có ngày cao nhất đến 180/90 mm Hg. Tôi có nhận xét: HA của tôi tăng cao khi tôi ở nơi bí không khí. Tôi đã được BS đông y khám và cắt thuốc bắc; đã được điều trị bằng phương pháp tác động cột sống. HA có giảm xuống tới 150/80 mm Hg và ổn định. Tôi không nghĩ mình bị xơ cứng động mạch vì HA tối thiểu không cao và có khoảng 1 tháng liên tục, ngày nào tôi cũng tập đi thang bộ từ tầng trệt lên tầng 21, 2 lần liền mà không hề thấy khó thở hay đau tức ngực.
Đầu tháng 2-2020, một buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi có cảm giác nặng, tức ngực trái. Tôi nhận ra ngay là bị thiếu máu cơ tim. Từ sáng ngày hôm sau, tôi uống mỗi sáng 1 cốc dung dịch thông rửa mạch máu. Đúng 1 tuần sau đó, cho tới nay (tháng 4-2021), HA của tôi lại ổn định ở mức 120-130/70-80 mm Hg.
Đầu tháng 2-2020, sau 1 lần có cảm giác nặng, tức ngực trái, tôi nhận ra ngay là bị thiếu máu cơ tim là vì ngày 22-4-2008 tôi đã từng bị cơn đau thắt ngực. Lúc đó, tôi đã được BS chuyên khoa tim mạch khuyên đặt stent. Tôi đã từ chối, không làm theo lời khuyên đó và mò mẫm tìm ra bài thuốc thông rửa mạch máu. Hơn 10 năm qua, tôi không bị hạn chế hoạt động thể lực vì hàng ngày vẫn uống bài thuốc này. Lần này bị cao HA vì khoảng 1 năm trước đó, tôi bỏ hoàn toàn không uống khi thấy HA bình thường và ổn định.
Bài thuốc thông rửa mạch máu gồm: gừng, tỏi, dấm táo, chanh và mật ong. Các bài viết trên mạng hướng dẫn lấy 4 vị (trừ mật ong) lượng bằng nhau, đun sôi nhỏ lửa cho cạn bớt còn ¾ thì để nguội, trộn thêm mật ong vào. Cất thành phẩm trong ngăn mát của tủ lạnh và hàng ngày uống trước ăn sáng 1-2 thìa cà phê. Những dược chất-thức ăn này có tác dụng giảm mỡ máu, làm mạch máu mềm mại và góp phần điều chỉnh hàn, nhiệt.
Tôi đọc báo thấy nhiều người ca ngợi nhưng cũng nhiều người phê phán bài thuốc này, khẳng định nó là thủ phạm gây ra nhiều vấn đề xấu với sức khoẻ. Sau khi uống một thời gian, người thì bị táo bón, mụn nhọt; chức năng gan xấu; thị lực mắt giảm; người thì đau dạ dầy, đại tiện phân nát; người thì đường huyết tăng cao…
Tôi có học qua đông y và sau một thời gian dài (hơn 10 năm) sử dụng, tôi có nhận xét rằng đây là bài thuốc tuyệt vời. Bản thân bài thuốc không có lỗi gì, chỉ vì người dùng nó không biết cách gia, giảm các vị cho thích hợp với bản thân. Một bài thuốc với liều lượng cố định được dùng cho mọi người nên mới sinh ra những vấn đề xấu như nói ở trên.
Trong chúng ta, có người tạng nhiệt, có người tạng hàn, rất ít người tạng không nhiệt, không hàn. Người tạng nhiệt phải dùng âm dược mà chữa bệnh. Người tạng hàn phải dùng dương dược mà chữa bệnh.
Trong bài thuốc thông rửa mạch máu, gừng và tỏi có tính
nhiệt; dấm táo và chanh có tính hàn; mật ong làm giảm bớt tác hại của dấm táo
và chanh và còn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người tạng nhiệt, nếu bị cao HA
sẽ là cao HA dương chứng, “vô căn”, khi chế biến bài thuốc, cần giảm bớt gừng
và tỏi sẽ được bài thuốc có tính chất âm dược. Người tạng hàn, nếu bị cao HA sẽ
là cao HA âm chứng, “vô căn” và cả người bị viêm loét dạ dầy, khi chế biến bài
thuốc, cần giảm bớt dấm táo và chanh sẽ được bài thuốc có tính chất dương dược.
Người bị đái tháo đường, cần giảm mật ong. Nhưng theo tôi, người bị đái tháo đường
nên để nguyên lượng mật ong; sau khi uống bài thuốc thông rửa mạch máu, tăng cường
vận động cho tiêu đường trong mật ong thì tốt hơn. Người tạng không nhiệt,
không hàn thì dùng các vị có lượng bằng nhau. Trong những ngày uống bài thuốc
thông rửa mạch máu, chúng ta cần “lắng nghe cơ thể” xem thay đổi của cơ thể và
điều chỉnh liều lượng các vị cho phù hợp với cơ thể mình.
Theo tôi, những người bình thường từ 40 tuổi, cũng nên sử dụng. Những người thừa cân hoặc có những rối loạn chuyển hoá, bệnh lý do thừa cân thì sử dụng ngay cùng các phương pháp điều trị khác.
Để giúp các bạn tự nhận xét mình thuộc tạng hàn hay nhiệt, tôi xin trích lời giảng của cụ lương y Trần Đình Sóc trong cuốn “Tìm hiểu đông y”:
NGƯỜI TẠNG HÀN, TẠNG NHIỆT, BỆNH HÀN BỆNH NHIỆT
Trên thực tế
khách quan, qua quá trình thực tiễn lâm sàng, chúng tôi nhận thấy hiển nhiên
trong bệnh nhân có người tạng hàn và có người tạng nhiệt. Người tạng hàn có bệnh
- bất cứ bệnh gì - bệnh sẽ mang tính chất hoàn cảnh bên trong môi trường cơ thể,
trở nên có tính hàn gọi là bệnh hàn; người tạng nhiệt cũng như trên - bệnh trở
nên có tính nhiệt gọi là bệnh nhiệt.
Người tạng hàn
khi có bệnh hoặc sắp có bệnh, mạch tượng hiện ra: trầm, trì, vi, tế, vô lực.
Người béo thì béo bệu, trông người có vẻ nặng nề, ì ạch, bụng phệ ít hay nhiều.
Người tạng hàn nói chung, không phân biệt béo gầy, lớn nhỏ, trai gái, già trẻ,
thường có ít nhiều hiện tượng sau đây:
Thể ôn bình
thường dưới 37 độ. Người hay mệt nhọc, cử động chậm chạp, da xanh xao hoặc có
quầng xanh xám chung quanh mắt. Có người mặt lúc đỏ lúc xanh nhợt, hoặc mặt đỏ
chân tay lạnh suốt thời gian có bệnh. Trời chưa lạnh họ đã thấy lạnh, trời chưa
bức họ đã thấy bức. Có người không dám tắm nước lạnh trong mùa hè. Hay buồn ngủ
mà khó ngủ, hoặc mất ngủ, hoặc ngủ li bì, hay thấy ác mộng. Khi khát, uống ít
nước và ưa uống nước nóng. Ăn ít, khó tiêu hóa, hoặc ăn nhiều, chậm ăn thì mệt
lả mà người vẫn gầy yếu, hoặc bụng đói mà miệng không muốn ăn. Đại tiện táo hoặc
tiền táo hậu đường, hoặc phân không thành khuôn, có người cứ bốn năm giờ sáng
phải vội đi ngoài, phân sền sệt. Có người hay đi tiểu đêm; nước tiểu ít thì
vàng, đục hoặc đỏ, nhiều thì trắng trong; cũng có người hay đi đái rắt, có khi
ra huyết. Hay sôi bụng, đau bụng hoặc đau ngang thắt lưng, đau hai bả vai. Tay
chân hay lạnh, buồn, mỏi, tê hoặc mắt giật khi ngủ. Hay nằm co đùi hoặc ôm lấy
hai bàn tay. Có người hay ù tai, hoa mắt chóng mặt, váng đầu, thị lực kém. Khi ốm
nặng, sốt thì nhiệt độ lên cao mà sợ rét, trong cơn mê sảng thì chợt mê chợt tỉnh,
nói những chuyện cũ mà mình đã trải qua. Nếu bị lưỡi đen thì lưỡi vẫn ướt như
lúc bình thường, lấy ngón tay sờ thấy mặt trên lưỡi thấy mềm mại trơn nhẵn, và
thân thể hay có âm thư (nhọt bọc). Về mặt tinh thần, bạc nhược, bi quan, tiêu cực,
hay nghi ngờ, do dự, hay lo nghĩ vớ vẩn, mất bình tĩnh, gắt gỏng, kém trí nhớ.
Trẻ em nhỏ tuổi thường biểu hiện da xanh trong, xanh bủng, bụng to, bụng ỏng,
hay trớ, không chịu ăn, đi ngoài thất thường: phân lỏng, phân xanh, sống phân,
phân có mùi tanh; nhiều nước mũi, nước dãi, dử mắt, miệng hôi; thân thể hay
nóng âm ấm về đêm, ra mồ hôi trộm, chân lạnh, hoặc gan bàn chân nóng hơn chỗ
khác. Đặc biết có em ngủ hay nằm sấp. Các em cũng hay có rôm, nhọt, mụn, đầu
đanh màu đỏ tím…
Người tạng nhiệt
khi có bệnh hoặc sắp có bệnh, mạch tượng hiện ra: phù, sác, khẩn, hoạt, hữu lực.
Người béo thì béo chắc, có vẻ vững vàng, hoạt bát; cũng có người gày gò, cằn cỗi
như cành khô. Người tạng nhiệt nói chung- cũng không phân biệt béo, gầy, già,
trẻ, lớn, nhỏ… có những hiện tượng tương phản rõ rệt với người tạng hàn, có những
hiện tượng đại khái giống nhau, nhưng nhận xét ký vẫn có màu vẻ khác nhau; họ
chịu được rét, được bức, hoạt động linh lợi. Nếu có khát thì uống nhiều nước mà
ưa uống nước nguội, nước lạnh, thích ăn thức ăn mát như trái cây, rau sống …Nếu
có mệt nhọc cũng không mệt nhọc lắm; có người mặt đỏ chân không lạnh; khó ngủ
hoặc mất ngủ, ngủ không li bì, ít mộng mị; đắng miệng, khô cổ, se môi, giộp lưỡi,
lở miệng, chóng mặt, choáng váng, nhức đầu; trong lồng ngực, hai bên sườn đầy
hơi bí bích; đau ngực, viêm cổ họng, đau lưng, đau bụng khan, đại tiện táo bón,
tiểu tiện khó đi, đi đái rắt, đi tiểu ra huyết, nước tiểu ít, vàng, đỏ. Khi ốm
hay phát sốt rét hoặc sốt nóng, sợ nóng mà không sợ rét, có khi chân tay lạnh,
ra nhiều mồ hôi; mê sảng thì liên miên không tỉnh, nói những chuyện lảm nhảm,
câu nọ sọ câu kia, nếu lưỡi bị đen thì khô lưỡi, nóng hôi hổi, lấy ngón tay sờ
vào mặt lưỡi thấy nổi gai ram ráp, mắt nhìn thao láo, tay quờ quạng tục gọi là
tay bắt chuồn chuồn. Bệnh thể hay khẩn cấp, đầu não hay căng thẳng; hay bị băng
huyết, nục huyết, ứ huyết, khái huyết, phát viêm, nhiều đờm; nếu có huyết áp
cao hay bị ngất, xuất huyết não, hay có mụn nhọt. Về mặt tâm lý tinh thần: quả
quyết, bộp chộp, nóng nảy. Trẻ em nhỏ tuổi da không xanh nhợt, xanh bủng, ít
mũi dãi, bụng ít to, không ỏng, đại tiện ít phân lỏng, phân xanh, hay nóng bức,
nhiều mồ hôi, hay mọc rôm sẩy, mụn, nhọt màu đỏ tía…
Trên đây là hiện tượng và mạch tượng thông thường của người tạng hàn, tạng nhiệt. Đôi khi có trường hợp đặc biệt là người tạng hàn hiện ra một vài hiện tượng của người tạng nhiệt, người tạng nhiệt hiện lên một vài hiện tượng của người tạng hàn. Mạch tượng cũng xảy ra vài trường hợp như thể. Cái trái ngược đó được gọi là giả tượng. Cũng có khi vì tập quán từ thưở bé, ví như người tạng hàn lại ưa uống nước lạnh. Cho nên chẩn đoán bệnh nhân gặp trường hợp đặc biệt ấy, cần phải tế tâm nhận xét cái nào là giả tượng (hiện tượng trái với bản chất), cái nào là chân tượng (hiện tượng đúng với bản chất), cái nào là thói quen, để khỏi ngộ nhận người tạng hàn, tạng nhiệt, bệnh hàn, bệnh nhiệt.
NGƯỜI KHÔNG THUỘC VÀO TẠNG HÀN, TẠNG NHIỆT
Người không
thuộc vào tạng hàn, tạng nhiệt là người khỏe mạnh, không có bệnh. Hoạt động
sinh lý của cơ thể người ấy luôn luôn giữ được thế quân bình âm dương, tức là
thống nhất thường xuyên sự mâu thuẫn cơ thể. Nói theo Đông y là người có toàn vẹn
chính khí hay nguyên khí bản thân.
Những người
này thích ứng được với môi trường ở bên ngoài, họ không bị ảnh hưởng về thời tiết
thay đổi đột ngột, họ chịu được khí hậu bức cũng như rét, họ đến nơi sơn lam
chướng khí cũng chẳng sao; họ ăn uống theo sở thích; chẳng có thức ăn thức uống
thông thường làm giảm việc tiêu hóa; họ ngủ hay thức dễ dàng tùy ý, họ lao động
bền bỉ và dẻo dai. Về mặt tinh thần: họ vui vẻ, thích hoạt động, tự chủ được
mình.
Nhưng nếu họ
không bảo vệ được sự quân bình âm dương trong cơ thể bằng phép vệ sinh; thể dục
thể thao có chừng mực, ăn ngủ có điều độ, lao động thao tác đều đều, ít tham vọng
thị dục…nếu ẩm thực khởi cư mất điều độ, quá lao tâm, lao lực, nhiều dục vọng,
trác táng…họ sẽ trở nên người tạng hàn hay tạng nhiệt.
Còn như thấy một
bệnh nhân phát cả chứng hàn và chứng nhiệt mà gọi là người tạng bán hàn và bán
nhiệt thì không đúng với thực tế. Đó là người tạng hàn có hiện tượng giả nhiệt.
Chúc các bạn khoẻ mạnh!
BS
LÂM HỮU HOÀ
0936509494
2 nhận xét:
Phần đầu: như vậy là THA có nguyên nhân.
Phần cuối: Phân biệt người có tạng hàn, tạng nhiệt là quá, phiến diện.
Bởi vì lối suy nghĩ, thế giới quan của tác giả siêu hình.
Bài viết của anh thật tuyệt
Đăng nhận xét