2016-12-16

THỰC PHẨM ÂM DƯƠNG - BÙI QUỐC CHÂU

Ngừa Bệnh và Chữa Bệnh Theo Cách Ăn Uống Nguyên Tắc Âm Dương

Hướng Dẫn Cách Ăn UốngTheo Nguyên Tắc Âm Dương

Nhằm giúp quý vị nội trợ biết thức ăn, thức uống nào Âm hay Dương chúng tôi xin nêu dưới đây một số thức ăn thông thường ở gia đình với đặc tính Âm Dương của nó. Cách phân chia này là kết quả của sự nghiên cứu lâu dài trên thực tiễn của chúng tôi. Tất nhiên chúng tôi có tham khảo thêm cách phân chia của GS OSHAWA và cách phân chia thực phẩm theo Tây y, tuy nhiên ngoài nhiều điểm chúng tôi nhất trí với GS OSHAWA, có một số điểm chúng tôi đánh giá khác hẳn. 
Dưới đây là Bảng phân loại thực phẩm theo Âm Dương Hàn Nhiệt (Hàn, Nhiệt là biểu hiện của Âm Dương) do chúng tôi nghiên cứu trong hơn 20 năm qua. Vì khuôn khổ của bài viết ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số thực phẩm thông thường chứ không ghi đầy đủ tất cả các loại thực phẩm cũng như không ghi đầy đủ các tiêu chuẩn để đánh giá biết thực phẩm nào Âm hay Dương, Lạnh hay Nóng được. Mong bạn đọc thông cảm. 
Tuy nhiên căn cứ vào bảng phân loại này và bảng phân loại triệu chứng Âm Dương Hàn Nhiệt dưới đây, các bạn cũng sẽ biết mình thuộc tạng (bệnh) nào và biết được thức ăn, thức uống nào mát, lạnh (hàn) hay ấm, nóng (nhiệt) để từ đó chọn thức ăn thích hợp với cơ thể mình lúc ăn uống ngỏ hầu bảo vệ được sức khỏe (Ẩm Thực Dưỡng Sinh).
Quy tắc áp dụng thông thường để ít bị bệnh là làm sao cho cơ thể được quân bình âm dương tức là nóng lạnh trong cơ thể đừng chênh lệch nhau quá nhiều. 
Cụ thể là người tạng Hàn hoặc bệnh Hàn thì tránh ăn, uống các thức ăn có tính lạnh.
Người tạng Nhiệt hoặc bệnh Nhiệt thì tránh ăn (uống) các thức ăn có tính nóng. 
Ngoài ra còn phải biết ăn uống có điều độ. Ăn uống quá độ và bừa bãi rất đễ sinh ra bệnh tật. Tuy nhiên mọi phân loại dù sao cũng có tính tương đối mà thôi. Vì thực tế việc trị bệnh không phải đơn giản. 
Đa số trường hợp bạn có thể sử dụng bảng phân loại này một cách có hiệu quả. Nhưng cũng có trường hợp khá nhức tạp ngoài sự hiểu biết của các bạn.  Khi đó các bạn cần phải hỏi ý kiến của thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này. 
Chúc các bạn gặt hái được nhiều kết quả sau khi nghiên cứu bài viết này của chúng tôi. Sau cùng mong được sự góp ý của các bạn để cho bảng phân loại thức ăn ngày càng hoàn chỉnh và chính xác hơn. Vì “Người ta có thể biết ít, biết nhiều chứ không ai có thể biết đủ”.

ÂM CHỨNG     
1. Thường cảm thấy lạnh, hay ớn lạnh, sợ nước.     
2. Thường ít khát nước (hay uống nóng).       
3. Thường ngủ sớm (dở thức khuya).    
4. Thường ngủ nhiều (dễ ngủ).     
5. Thường ăn ít, kém ăn.      
6. Thường chậm tiêu. 
7. Thường tiêu chảy, phân mềm, tiểu trong, nhiều. 
8. Thường yếu kém về tình dục.   
9. Hay nằm, ngồi, lười biếng.       
10. Da mềm, lạnh (mát) xanh.      
11. Mạch chậm, yếu, chìm, nhỏ.  
12. Huyết áp thường thấp.   

DƯƠNG CHỨNG
1.  Thường cảm thấy nóng, hay bứt rứt trong người, không sợ gió, sợ lạnh:  thích gió.
2. Thường khát nước (hay uống lạnh).
3. Thường thức khuya (giỏi thức khuya).
4.  Thường ngủ ít (mất ngủ).
5. Thường ăn nhiều, ngon miệng.
6.  Thường mau tiêu.
7.  Thường táo bón, kiết, tiêu vàng, đỏ, gắt (đái láo). Đái vắt.
8.  Mạnh về tình dục.
9.  Hay đi, đứng, siêng năng.
10.  Da cứng, ấm (nóng), hồng.
11.  Mạch nhanh, nổi to.
12.  Huyết áp thường cao.

BẢNG CHẨN ĐOÁN ÂM TẠNG – DƯƠNG TẠNG

DẤU HIỆU ÂM TẠNG
1) Da tái xanh, nhợt nhạt, mịn màng, bủng, mỏng.
2) Mình mát, tay chân lạnh.
3) Da thịt mềm nhão, ít lông, lỗ chân lông nhỏ.
4) Xương cốt thường nhỏ nhắn, yếu mềm.
5) Tóc mềm, nhỏ sợi – đôi khi quăn – mày lợt.
6) Ánh mắt nhu hòa, êm dịu, kín đáo.
7) Tiếng nói êm ái, chậm chạp, nhỏ nhẹ.
8) Cử điệu chậm, đi đứng chậm, phản ứng chậm, ăn uống chậm.
9) Lãnh đạm, tiêu cực, thụ động, kém hăng hái, nhiệt tình.
10) Ít ăn các thức Cay, Mặn, Hăng, Nồng, Sống.

DẤU HIỆU DƯƠNG TẠNG
1) Da hồng hào, sậm màu, sần sùi, săn chắc, dầy.
2) Mình ấm nóng, tay chân ấm áp.
3) Da thịt chai cứng, nhiều lông, lỗ chân lông lớn.
4) Xương cốt thường to lớn, cứng chắc
5) Tóc cứng, to sợi, thường thẳng, mày đậm.
6) Ánh mắt mạnh mẽ, sỗ sàng, lộ liễu.
7) Tiếng nói rổn rảng, nhanh, mạnh.
8) Cử điệu lanh lẹ, đi đứng nhanh, phản ứng nhanh, ăn uống nhanh.
9) Nhiệt tình, tích cực, năng động, hăng hái.
10) Hay ăn các thức Cay, Mặn, Nồng, Sống.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM CÓ TÍNH MÁT HOẶC LẠNH (THUỘC ÂM)

CỐC LOẠI Gạo trắng
RAU, ĐẬU, CỦ Cà tím, cà chua, đậu Haricot vert, đậu đũa, dưa leo, mướp, khổ qua, dưa gang, củ sắn, Artichaut, giá, nấm, rau xà lách, rau sam, mồng tơi, khoai lang, khoai tây, khoai tím, khoai từ, đậu petit bois, đậu xanh, đậu nành, rau muống, bầu, bí đao, rau dền, lá khoai lang (rau lang), rau cần, rau má, rau đắng, trái su, cải bắp, lá mơ, củ sắn, củ dền.
TRÁI CÂY Đu đủ, cam, chanh, chuối xiêm, me, dưa gang, lê, nho, bứa, đào, đào lộn hột, thanh long, măng cụt, bưởi, khế, lựu, anh đào, táo, dừa, mãng cầu xiêm, dâu, dưa hấu, dưa hường, dưa vàng.
SỮA - TRỨNG Sữa chua (yaourt/yogurt), sữa trâu, trứng vịt, trứng vịt lộn.
THỊT Trâu, heo, gà ác, vịt.
THỦY SẢN Lươn, cá thờn bơn (cá lưỡi trâu), cá thác lác, cá trê, cá xạo, cá bống, cá chạch, cá kèo, cá mè, cá tra cá vồ, cá bông lau, cá dứa, cá hồng, cá chốt, cá ngác, rắn, ba ba, rùa, ốc bươu, ốc lác, ếch nhái, cóc, nghêu, sò hến.
DẦU ĂN Dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương.
THỨC UỐNG Nước đá, nước đá lạnh, nưóc đá trà, nước sâm, trà Thái Nguyên (chè Bắc, trà tươi, trà Huế trà lài, trà Sói, trà Sâm, trà Vối, Nước Seven up, rượu chat, Cognac, Champagne, bia, nước mơ, nước tắc (trái quất), bột sắn.
NƯỚC GIA VỊ Nước tương, dấm thanh, dấm tiêu, tàu vi yểu (hắc xì dầu).
GIA VỊ Dưa cải, dưa giá, dưa leo ướp chua, dưa cà pháo.
CHẤT NGỌT Đường phèn, đường thốt nốt, đường cát mỡ gà, đường cát đen.
CHẾ BIẾN Nấu canh, luộc, hầm (ninh, tần), đun (chưng) cách thủy, ướp chua, phơi sương.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM CÓ TÍNH ẤM HOẶC NÓNG (THUỘC DƯƠNG)

CỐC LOẠI Gạo lức, bắp nếp, bo bo.
RAU, ĐẬU CỦ Củ cải trắng, cà rốt, cà bát, cà pháo, rau cúc tần (tần ô), rau om, rau răm, rau húng cây, rau húng lũi, ngò gai, bắp chuối, thì là, húng chanh (tần dầy lá). Kinh giới, xà lách son (cresson), đậu ván, đậu ngự, đậu đen, đậu đỏ, bí đỏ, bí rợ, măng tre, hẹ, gừng, nghệ, riềng, tỏi củ nén.
TRÁI CÂY Thơm (dứa), khóm… sầu riêng, mít, vải, nhãn, na (mảng cầu ta). Xoài, sapôche (hồng xiêm), quit, hồng, vú sữa, chuối già (chuối tiêu), chối cau, ổi, chôm chôm, lê-ki-ma (quả trứng gà).
SỮA VÀ CÁC THỨC ĂN LÀM BẰNG SỮA TRỨNG Sữa bò, sữa dê, bơ (butter), phó-mách (fromage), cheese các loại.
TRỨNG Trứng gà, trứng ngỗng, trứng cút.
THỊT Thỏ, dê, bò, ngựa, chó, gà, cừu, chim sẻ, bồ câu, ngỗng, gà tây.
THỦY SẢN Tôm càng, tôm hùm, tôm tích, tôm thẻ, tép, cá chép, cá thu, cá ngừ, cá tai tượng, cá trắm cỏ, cá chim, cá lóc, cá lóc bong, cá rô, cá nục, cá bạc má, cá chẽm, cá chày, cá cam, cá lòng tong, cá hú.
DẦU ĂN Dầu olive, dầu dừa, đậu phọng, dầu cá.
THỨC UỐNG Coca-cola, Pepsi-cola, tribeco, café, cacao, rượu mạnh (rượu đế, Whisky), sirô, trà sen (loại trà có ướp mùi hương sên nhân tạo), trà Lipton, nước khoáng, Soda.
NƯỚC GIA VỊ Nước mắm, nước muối.
GIA VỊ Hành, tiêu, tỏi, ớt, muối hột, muối bột, bột ngọt (mì chính), dưa kiệu, dưa hành, dưa tỏi, kim chi (của Đại Hàn), dưa chua.
CHẤT NGỌT Đường cát trắng, mật ong, đường hóa học.
CHẾ BIẾN Nướng, phơi khô, ướp muối, kho mặn, kho khô.


                           Bùi Quốc Châu

2016-12-08

CỨU NGẢI CHỮA HỘI CHỨNG RUỘT BỊ KÍCH THÍCH THỂ TIÊU CHẢY VÀ TIÊU CHẢY MÃN TÍNH

CỨU NGẢI CHỮA HỘI CHỨNG
RUỘT BỊ KÍCH THÍCH THỂ TIÊU CHẢY
VÀ TIÊU CHẢY MÃN TÍNH

Tôi đã ứng dụng những kiến thức về Đông Y và Diện Chẩn vào việc chữa Hội Chứng Ruột Bị Kích Thích Thể Tiêu Chảy (Irritable Bowel Syndrome with diarrhea: IBS-D) và Tiêu chảy mãn tính. Kết quả rất tốt.
Theo thống kê, nữ giới mắc IBS nhiều hơn nam giới; số bệnh nhân mắc IBS-D nhiều hơn các thể khác. Tôi làm tại Phòng Khám Hoàng Long (chuyên về bệnh đường tiêu hóa) vài năm nay và thấy tuyệt đại đa số là bệnh nhân đến Phòng Khám vì lý do tiêu chảy mãn tính.
Theo thuyết Âm-Dương, nữ thuộc âm, nam thuộc dương; Trái đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương. Chúng ta sống “gần đất xa trời” nên nhiễm âm nhiều hơn, nhiều người mang tính hàn. Những người có tính hàn, khi gặp lạnh, ăn thực phẩm hàn (hải sản, bia..) là bị tiêu chảy. Điều này đã giải thích sự khác biệt trong thống kê như trên.
Tôi hiểu rằng, cần dùng nhiệt để chữa bệnh hàn, tức dùng phương pháp cứu ngải. Tôi sưu tầm được khoảng 10 phác đồ cứu ngải để chữa IBS-D của các đồng nghiệp Trung Y. Tất cả các phác đồ đều có dùng các huyệt. Tôi không cứu các huyệt vì các huyệt du cần cứu nằm ở sau lưng, người bệnh không tự cứu được. Tôi chịu ảnh hưởng của Diện Chẩn nên tôi dùng điếu ngải, cứu các vùng và điểm phản xạ trên bàn tay để bệnh nhân có thể tự chữa.

Tôi dùng phương pháp ôn hòa cứu để cứu các điểm và vùng phản xạ trong hình vẽ dưới đây:

Phương pháp ôn hòa cứu: Cầm điếu ngải đã được đốt, phần ngải cháy cách mặt da (điểm phản xạ hay huyệt cần cứu) 1-1,5 cm. Vì lòng bàn tay có da dầy, chịu nhiệt nên có thể để gần như vậy. Khi điểm được cứu có cảm giác nóng rát thì nhấc điếu ngải ra xa. Khi hết cảm giác rát, lại đưa ngải lại gần. Mỗi vị trí, trung bình, cứu 10 phút.
Để tiết kiệm thời gian và ngải, tôi chia các điểm cần cứu thành các nhóm, mỗi nhóm hai điểm gần nhau (trên cùng một ngón) và cứu hai điểm gần nhau gần như “đồng thời”. Ví dụ: Cứu đến khi điểm phản xạ Đại Tràng nóng rát, chuyển sang cứu điểm phản xạ Tiểu Tràng; “Tiểu Tràng” nóng rát, chuyển về cứu “Đại Tràng”… Cứu như vậy chỉ cần 10 phút là cứu được 2 điểm phản xạ.
Phải cứu các điểm phản xạ ở tay trái trước, tay phải sau. Tôi thường cứu theo thứ tự như sau: Tỳ-Tiêu chảy (ở mu bàn tay); Đại Tràng-Tiểu Tràng; Tiêu Chảy-Can; Thận-Mệnh Môn. Nếu đau bụng thì cứu điểm Tràng Vị Thống, nếu không đau bụng thì bỏ qua. Tổng thời gian cứu từ 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi. Nếu cứu thêm cả huyệt Thần Khuyết (Rốn) thì càng tốt. Mỗi ngày cứu một lần. Cứu liên tục 10-15 ngày là một liệu trình. Nghỉ giữa các liệu trình 2-3 ngày.
Sau khi cứu được khoảng 7-10 ngày, do phản ứng quá mức của cơ thể, có thể không đi ngoài 2-4 ngày. Những ngày này có thể ngừng cứu. Sau khi đi đại tiện được thì lại tiếp tục cứu.
Tùy mức độ bệnh nặng-nhẹ, thời gian bị bệnh và sự đáp ứng của cơ thể mà quyết định số liệu trình (thời gian điều trị).
Ngoài ra, các bạn cần lựa chọn thức ăn theo phân loại âm dương để đạt kết quả điều trị tốt hơn và duy trì kết quả.


                BS LÂM HỮU HÒA 
                     093 650 9494

2016-12-02

MỘT CÁCH CHỮA NẤM MÓNG

MỘT CÁCH CHỮA NẤM MÓNG

          Đổ một lượng DẦU MÈ THƠM NGUYÊN CHẤT đủ ngập móng tay vào hai cái bát nhỏ.
Chụm các ngón của hai bàn tay và ngâm trong hai bát dầu ấy, mỗi ngày hai lần; mỗi lần khoảng 30 phút.
Trong khi đó, ngậm khoảng 5-10 ml DẦU MÈ THƠM NGUYÊN CHẤT, thỉnh thoảng súc miệng.
Thời gian điều trị khoảng 3-4 tháng.

Các bạn cứ thử xem!
Cực kỳ hiệu quả, không độc hại và rẻ!
                                              

                      BS LÂM HỮU HÒA
                            093 650 9494

2016-03-10

DÙNG CỨU NGẢI CHỮA BƯỚU GIÁP NHÂN



DÙNG CỨU NGẢI CHỮA BƯỚU GIÁP NHÂN
http://blog.39.net/shanguimin/a_12365944.html  2012-03-18  Thiền Quế Mẫn (单桂敏)

Rất nhiều người hỏi về việc dùng cứu ngải để chữa bướu giáp nhân (BGN) có tác dụng không. Câu trả lời của tôi là nhất định có tác dụng. Nhưng cũng cần phải xem bản chất của nhân tuyến giáp của mỗi bệnh nhân cụ thể là thuộc loại nào. Có người sau khi cứu, nhân tuyến giáp tiêu đi hoặc nhỏ lại. Nhưng cũng có người sau một thười gian cứu ngải rất dài cũng chẳng thấy hiệu quả rõ ràng. Vì vậy, tôi nhấn mạnh rằng, cứu ngải không phải là phương pháp vạn năng! Tỷ lệ điều trị khỏi của phương pháp này không phải là 100%. Hy vọng rằng, những bạn (trên mạng) tham gia cứu ngải hãy chuẩn bị tốt tâm lý, đừng có kỳ vọng quá cao vào phương pháp này.

BGN là một loại bệnh rất thường gặp, nhất là ở phụ nữ trung niên. Trên lâm sàng, có nhiều chủng loại BGN. Ví như: tổ chức tuyến giáp biến đổi có tính chất thoái hóa, viêm (vô khuẩn), tự miễn dịch và tân sinh v.v…đều có thể biểu hiện bằng BGN. BGN có thể là đơn nhân, có thể là đa nhân. BG đa nhân chiếm tỷ lệ cao hơn đơn nhân, nhưng tỷ lệ biến thành ác tính của BG đơn nhân cao hơn BG đa nhân.

BGN dùng để chỉ hiện tượng có một hoặc vài khối tổ chức trong nhu mô tuyến giáp, do nhiều nguyên nhân gây ra, Khi bệnh nhân nuốt, các nhân này cũng chạy lên xuống theo tuyến giáp.

Dựa vào lâm sàng và tổ chức học, có thể phân thành: nang máu (u máu), nang keo, nhân đặc, nhân hốn hợp, nhân có tính chất viêm…

Dùng cứu ngải như thế nào để điều trị BGN?

Sau hơn 40 năm dùng cứu ngải để chữa bệnh, tôi thấy tỷ lệ hết viêm, hết các u lành tính là rất cao. Cứu ngải có thể điều trị u xơ tử cung, viêm hố chậu nhỏ tích dịch, u nang buông trứng và đối với bệnh lý u (lành tính) các loại khác cũng có tác dụng điều trị khỏi ở mức tương tự. Tôi nghĩ, điều hết sức cần thiết là phải kiên trì. Hơn nữa, điều trị u nang có tỷ lệ khỏi rất cao; vì vậy, cứu ngải điều trị u máu, nang keo, nhân viêm kết quả cũng không tồi.

Chọn huyệt để điều trị: Cứu ngải Á thị huyệt là bắt buộc, có tác dụng tác động trực tiếp vào nơi bị bệnh, làm nhân thu nhỏ lại. Nếu nhân nhỏ hơn 1,5 cm thì có thể chỉ theo dõi, nếu nhân lớn hơn 1,5 cm thì nên nghĩ đến việc điều trị. Nếu trong khi điều trị, phát hiện nhân to lên nhanh thì phải đến ngay BV để kiểm tra. Bởi vì có một tỷ lệ nhỏ nhân tuyến giáp là ác tính, chúng ta không đủ khả năng tự phán đoán.

Ở chỗ này, tôi (BS Lâm Hữu Hòa) xin nói thêm: Trước khi điều trị, người điều trị bắt buộc phải xác định được bướu giáp có hoạt động hay không; chức năng tuyến giáp cường hay suy hay bình giáp; nhân tuyến giáp là lành tính hay ác tính… bằng cách làm các xét nghiệm cần thiết, nhất là chẩn đoán tế bào học. Chỉ khi xác định BGN bình giáp, lành tính thì mới tiến hành điều trị bằng phương pháp cứu ngải.

Ngoài Á thị huyệt, cần cứu các huyệt: Trung Quản, Thần Khuyết, Quan Nguyên, Túc Tam Lý, Mệnh Môn. Mỗi ngày có thể chọn vài huyệt để cứu luân phiên, nhưng Á Thị Huyệt (nơi tổn thương, tức nhân tuyến giáp) thì phải cứu hàng ngày. Đồng thời nên khai thông kinh Can-Đởm: cứu các huyệt Chương Môn, Thái Xung, Can Du, Dương lăng tuyền; cũng có thể mỗi ngày chọn vài huyệt để cứu luân phiên.

Đông Y cho rằng, thận âm bất túc, thủy bất hàm mộc (nước không thấm để nuôi cây), can âm thất liễm. Trên cơ sở đó, tình chí thất điều bất phục, tinh thần thương tổn. Dược điển cổ đại quy BGN vào phạm trù “Bướu cổ” và cho rằng: “những người bị bướu cổ là do lo buồn, oán giận, khí kết mà sinh ra bướu cổ”.

Đông Y cũng sớm nhận thức được rằng yếu tố tình chí và tinh thần có ảnh hưởng tới việc phát sinh bướu cổ. Tình chí uất ức, can bất thông tiết, khí uất hóa hỏa. Nếu thể chất mà là can, thận âm hư nhược (âm hư sinh nội nhiệt) sẽ càng dễ luyện dịch thành đàm làm nghẽn tắc kinh lạc, kết lại vùng dưới cổ tạo thành bướu.

                             Người dịch: BS Lâm Hữu Hòa.
                                                093 650 9494

2016-03-08

BÁO CÁO KẾT QUẢ MỘT TRƯỜNG HỢP BASEDOW ĐIỀU TRỊ BẰNG CỨU NGẢI


Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị Basedow: Nội khoa (uống thuốc), Ngoại khoa (phẫu thuật) và xạ trị. Điều trị bằng thuốc, tỷ lệ thành công không cao, thời gian uống thuốc trung bình từ 12-18 tháng. Khả năng thành công trong điều trị bằng cách cắt bỏ bán phần truyến giáp phụ thuốc rất nhiều vào tay nghề của BS phẫu thuật và cũng giống với xạ trị, tỷ lệ chuyển thành suy giáp rất cao và tăng theo thời gian.

Tôi biết có bạn đã điều trị thành công Basedow bằng Diện Chẩn. Tôi đọc được nhiều bài viết về điều trị Basedow bằng cứu ngải, nay mới có cơ duyên để áp dụng. Tôi xin chia sẻ cùng các bạn!

Bệnh nhân TTHT, nữ, 30 tuổi, nhân viên của Phòng Khám Hoàng Long, Hà Nội. Phòng Khám Hoàng Long cũng là nơi tôi, BS Lâm Hữu Hòa, đang làm việc.

   Cuối năm 2015, sau khi sinh con thứ hai được 3 tháng, T thấy chóng mệt khi gắng sức, người không có cảm giác lạnh như người khác, dù trời lạnh. Có BS ở PK phát hiện T có bướu cổ nên khuyên đi làm XN.


KQ XN hormone làm ngày 10/12/2015: T3 3,87nmol/L (chỉ số bình thường: 0,92-2,79nmol/L); FT4 43,88pmol/L (11-23pmol/); TSH 0,009µU/L (0,35-5,5 µU/L).

KQ siêu âm tuyến giáp ngày 10/12/2015: Thùy phải và trái tuyến giáp tăng nhẹ kích thước, nhu mô không đều, không có khối bất thường. Trên siêu âm Doppler màu nhu mô tuyến tưới máu đều; Vùng eo tuyến giáp có vài nốt giảm âm, bờ đều, ranh giới rõ, kích thước 6,3x2,9mm. Kết luận: Hình ảnh nhân vùng eo tuyến giáp. Đây là kết quả của BS siêu âm sau khi nghe T nói là đi kiểm tra sức khỏe.

Khám lâm sàng, ngoài bướu cổ độ I, không có tiếng thổi, chỉ có chóng mệt khi gắng sức, người không có cảm giác lạnh như người khác, dù trời lạnh còn hầu như không có triệu chứng cường giáp rõ rệt: không có lồi mắt, không có hiện tượng co cơ mi; tay không ẩm, không run; không sút cân; nhịp tim lúc nghỉ không nhanh, 72-76 nhịp/phút.

Căn cứ vào lâm sàng, siêu âm và nhất là XN hormone, tôi chẩn đoán T bị cường giáp (Basedow). Vì T đang cho con bú nên tôi khuyên điều trị bằng phương pháp cứu ngải và tiếp tục cho con bú.

Tôi dùng phương pháp ôn hòa cứu, cứu cách gừng các huyệt: Đại chùy, Phế Du và Phong trì. Mỗi huyệt cứu khoảng 10 phút. Mỗi ngày điều trị 1 lần. 10 ngày là 1 liệu trình. Nghỉ 2 ngày giữa các liệu trình.
  


KQ XN sau khoảng 1 tháng điều trị, làm ngày 13/01/2016: FT4 35,47pmol/L. TSH 0,006µU/L. Thật ra, không cần làm TSH ở thời điểm này vì tôi biết TSH thay đổi chậm hơn nhiều so với FT4. Nhưng vì áp dụng phương pháp “lạ”, tôi muốn theo dõi nên vẫn cho làm. Tôi nhận định là kết quả điều trị tốt. Tôi khuyên T tiếp tục điều trị như trước.

Sau 2 tháng điều trị, T không còn thấy mệt khi gắng sức và đã có cảm giác lạnh như mọi người.

KQ XN sau khoảng 3 tháng điều trị, làm ngày 05/03/2016: FT4 11,23 pmol/L; TSH 3,14 µU/L.

KQ siêu âm tuyến giáp, ngày 08/03/2016: Thùy phải và trái tuyến giáp kích thước bình thường, nhu mô tuyến giảm âm không đều, không có khối bất thường. Trên siêu âm Doppler màu nhu mô tuyến tăng tưới máu đều; Vùng eo tuyến sát thùy trái có nốt giảm âm, bờ đều, ranh giới rõ, đường kính 3,1mm. Kết luận: Hình ảnh theo dõi Basedow, nhân vùng eo tuyến giáp. Đây là kết quả của BS siêu âm sau khi nghe T nói là đi kiểm tra sau 3 tháng điều trị Basedow.

Như vậy, sau 3 tháng điều trị, các chỉ số cơ bản để chẩn đoán và điều trị Basedow đều nằm trong giới hạn bình thường.

Từ nay, T sẽ được chuyển sang giai đoạn điều trị củng cố: Cứu ngải cách ngày. Sau 1 tháng nữa, nếu nồng độ FT4 và TSH vẫn trong giới hạn bình thường thì chuyển sang điều trị duy trì: cứu ngải 1-2 lần/tuần.

Đây là trường hợp đầu tiên tôi điều trị Basedow bằng phương pháp cứu ngải, vì vậy tôi cho rằng thời gian điều trị nên tương đương thời gian uống thuốc.

Viết thêm sau 1 năm theo dõi

T điều trị theo phác đồ trên được 6 tháng thì kết thúc vì thấy tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường.

Tháng 9/2016, Kết quả xét nghiệm T3, FT4 và TSH đều trong giới hạn bình thường.


Cuối tháng 12/2016, tức là 1 năm sau tính từ khi bắt đầu điều trị, kết quả xét nghiệm như sau:


T3: 1,61                FT4: 18,5                TSH: 2,24



Ngày làm XN
FT4
(11-23 pmol/)
TSH
(0,35-5,5 µU/L)
10/12/2015
43,88
0,009
13/01/2016
35,47
0,006
05/03/2016
11,23
3,14
09/2016
Kết quả xét nghiệm T3, FT4 và TSH đều trong giới hạn bình thường.
Cuối 12/2016
18,5
2,24


                                                     BS Lâm Hữu Hòa.
                                                         093 650 9494

Để so sánh một cách khách quan các phương pháp điều trị Basedow, mời các bạn đọc ba tài liệu có link dưới đây. Tôi xin chép lại các đoạn chính:

“Thời gian điều trị (Nội khoa) thường khá dài, từ 6-18 tháng, nếu điều trị càng lâu tỷ lệ tái phát càng thấp. Ðiều trị nội khoa đem lại một số ích lợi cho bệnh nhân như: ít biến chứng, không phải trải qua một cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những điểm bất lợi như tỷ lệ tái phát cao (lên đến 75%), bệnh nhân bị một số biến chứng của việc dùng thuốc kháng giáp tổng hợp lâu dài và nhất là việc tồn tại của bướu giáp (gây mất thẩm mỹ và là nguyên nhân chính khiến nhiều BN phải đi điều trị).”

“Điều trị Basedow bằng phẫu thuật: Suy giáp 20-30% trường hợp. Tái phát khoảng 15% trường hợp.”

“I-131 thường phát huy hiệu quả điều trị từ 6-8 tuần sau khi uống thuốc. Vì vậy nên đánh giá kết quả điều trị sau 3-4 tháng. Theo nhiều thống kê cho thấy có tới hơn 85 % bệnh nhân hết các triệu chứng cường giáp sau 3-5 tháng nhận liều điều trị bằng I-131. Số lần điều trị trung bình cho mỗi bệnh nhân là khoảng 6,2 ±1,1 lần.”
PGS.TS. Mai Trọng Khoa
Trưởng Khoa Y học hạt nhân và Điều trị ung bướu - BV Bạch Mai
Phó Trưởng Bộ môn Y học hạt nhân - Đại học Y Hà Nội